Để lòng bận bịu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ra Giêng, dẫu lòng người đã mặc định sang xuân, đất trời năm nay không hiểu sao vẫn bịn rịn mãi với khúc giao mùa.

Đông cứ dùng dằng cùng sương lạnh và gió rét. Chiều xám lạnh giăng mây xuống những thung xa đồi vắng khiến người bất giác cứ nao nao buồn, không dưng thấy thèm cái màu tươi sáng óng ánh ngọc ngà của những ban mai đầu xuân ấm áp.

Mới hôm nào hương Tết đậm đà thế, nay đã tan mau theo sự tàn úa của những bông mai, bông đào cuối cùng, chỉ còn những đài hoa đang kết trái và lộc non dần sắt lá lại trên cành. Tết trôi qua nhanh như một giấc chiêm bao, khiến người ta giật mình sực tỉnh, thấy những ngày qua mình mải chạy đua sắm Tết, quá vồn vã đón xuân mà chưa kịp tận hưởng, nâng niu từng khoảnh khắc mới mẻ, ngọt lành của năm mới.

Đời người, tiếc nuối lớn nhất là bỏ lỡ thời gian, mà thời gian đẹp đẽ nhất của đời người lại chính là mùa xuân và tuổi trẻ. Làm sao níu giữ được tháng ngày khi xuân-hạ-thu-đông mãi chảy trôi theo quy luật của đất trời, và cuộc sống của chúng ta vẫn luôn như guồng quay bất tận?

Có phải sự bận bịu là tác nhân lớn nhất khiến con người mệt nhoài theo năm tháng? Như kẻ đeo hành lý trên vai, mang gánh nặng đường dài, ai trong chúng ta lại chưa từng có cảm giác đi hoài không tới đích khi suốt cuộc đời cứ chồng chất, nối tiếp những lo toan cơm áo cửa nhà, sự nghiệp công danh, tiền tài sức khỏe?

Có phải chỉ khi ngày khép lại và màn đêm buông xuống, khi những ồn ào náo động của cuộc đời tạm dừng sau cánh cửa, khi thân tâm đều được nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng, con người mới được tận hưởng chút ít sự thảnh thơi? Hay chỉ đến kỳ nghỉ lễ, khi không phải giải quyết việc cơ quan, được đi du lịch đâu đó cùng người thân, bè bạn, mới là lúc con người ta tận hưởng cuộc sống?

Có phi lý không khi cả đời chúng ta học hành, phấn đấu để có nghề nghiệp ổn định, không chỉ vì thu nhập mà còn vì để cuộc sống cá nhân trở nên có ý nghĩa, rồi lại mong có một ngày được thoát ly tất cả mọi sự vướng víu, bộn bề của công việc để sống trong sự nhàn rỗi, thảnh thơi? Suốt nhiều tháng năm dài, tôi đã ngộ nhận như vậy nên lúc nào cũng thấy mình vất vả, cảm giác quanh năm như trong cuộc chạy marathon bất tận.

Đến nửa đời tôi mới nhận ra, chính niềm vui nhỏ bé trong từng khoảnh khắc bình dị của cuộc sống, chính sự trải nghiệm đầy đủ mọi cung bậc trong đời như buồn/vui, sướng/khổ, được/mất cùng sự vật lộn vươn lên mỗi ngày trong hành trình sống mới làm nên ý nghĩa đẹp đẽ của cuộc đời.

Nhớ lại, những ngày hè năm nọ khi chồng con đưa nhau về quê nội, tôi ở lại một mình vì còn công việc cơ quan. Sự nhàn rỗi ban đầu được tôi đón nhận một cách hào hứng, nhưng chỉ sau mấy ngày, tất cả trở nên trống trải, nhạt nhẽo đến mức vô vị. Dù không phải tất bật đánh thức con dậy, hối hả giục chúng đánh răng rửa mặt, thay áo quần, ăn sáng đến trường, không phải lo bữa trưa, bữa tối nhưng đời bỗng chênh vênh như mất đi điểm tựa.

Thì ra, sự bận bịu mà tôi chung sống mỗi ngày không làm tôi trở nên kém cỏi mà chỉ thúc đẩy tôi nỗ lực chu toàn hơn để tròn vai trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Và tôi tin, những người phụ nữ, những người đàn ông đang hối hả đâu đó trên đường, ngoài ruộng nương, trong công ty, trong trường học, ở văn phòng hay xí nghiệp… đều đang gánh vác sứ mệnh cao cả, thiêng liêng của mình, là mẹ là cha, là vợ là chồng, là con là cháu, là điểm tựa thân yêu của những người mà họ sẵn sàng chịu đựng mọi vất vả, gian truân, thậm chí hy sinh để bảo vệ.

Càng trưởng thành, càng trải nghiệm cuộc sống ở nhiều chiều kích khác nhau, tôi càng nhận ra, bận bịu hay nhàn rỗi không nằm ở thời gian, công việc mà nằm ở cách ta tận hưởng cuộc sống. Người ta vẫn có thể thong thả, nhàn rỗi ngay cả khi bận bịu, đó là phong thái sống tận hưởng sự thảnh thơi trong từng khoảnh khắc.

Tôi biết có những con người của công việc, thời gian của họ là vàng bạc, nhưng chính họ lại cho thấy, dường như thế giới đang trôi vội vã ngoài kia không liên quan đến mình khi có thể thong thả nhấp một chén trà trong sương sớm trước giờ làm việc, đọc một quyển sách khi đang đợi giờ bay, dừng lại một vài giây khi đang đi trên đường để giơ máy ảnh, điện thoại ghi lại một hình ảnh đẹp đẽ nào đó của thiên nhiên, đời sống đang hiện ra trước mắt…

Đó chắc chắn không phải là sự góp nhặt niềm vui nhất thời hay sự tìm kiếm hạnh phúc ngắn hạn, mà xuất phát từ một lối sống biết chắt chiu những giá trị quý báu trong từng giây phút của cuộc đời.

Tôi rất thích một câu nói: “Hạnh phúc là hành trình, không phải là đích đến”. Điều làm con người già nua, phiền muộn đôi khi không phải vì tuổi tác, hoàn cảnh mà vì cảm giác mệt mỏi khi đuổi theo những mục tiêu xa vời. Những lo lắng về tương lai, những nuối tiếc hay hoài tưởng về dĩ vãng cũng dễ khiến người ta để vụt mất những giờ phút quý báu của hiện tại. Hãy để lòng bận bịu với những xúc cảm yêu thương, như cách trái tim ta vẫn luôn đập trong từng giây phút.

Một cõi lòng an tĩnh không phải một cõi lòng vô ưu mà chính là biết điều gì cần nắm giữ, điều gì cần buông bỏ, biết chuyển hóa hài hòa những điều cần và những điều yêu thích, những giá trị cốt yếu và những giá trị làm cho cuộc đời trở nên đẹp đẽ hơn.

Xuân rồi sẽ tàn, tuổi trẻ rồi cũng trôi qua nhưng tất cả không biến mất khi ta biết kết đọng tinh chất cuộc đời mình trong từng phút giây của đời sống.

Có thể bạn quan tâm

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Nhớ tuổi thơ “cắt cỏ, chăn bò”

Ai cũng có một tuổi thơ với nhiều kỷ niệm. Tuổi thơ của chúng tôi ngày ấy ở quê cũng “đặc biệt” lắm. Đó là ngoài việc đi học, còn phải phụ giúp gia đình chăn bò, cắt cỏ, làm đồng. Tất nhiên, đó cũng là những ngày tháng vui chơi đầy ắp tiếng cười.

Minh họa: Huyền Trang

Nắng đượm thềm xuân

(GLO)- Trời nhè nhẹ dần ấm lên theo bước đi chầm chậm của mùa xuân. Ai cũng có cảm giác ngày tháng thênh thênh dài rộng hẳn ra, dù mỗi ngày vẫn chừng ấy giờ đồng hồ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoa trang đỏ

(GLO)- Mỗi dịp 8-3 hay 20-10, khi thấy người thân, bạn bè gửi những bó hoa tươi thắm tới người phụ nữ mà họ yêu quý, lòng tôi lại bùi ngùi nhớ mẹ. Mẹ đã rời xa tôi gần 20 năm. Còn tôi lại chưa một lần tặng hoa cho mẹ.

Chạm miền thương nhớ

Chạm miền thương nhớ

(GLO)- Chiếc xe rẽ trái đưa chúng tôi vào con đường làng. Cánh đồng xanh giữa những vườn dừa tươi tốt dần hiện ra trước mắt. Một cảm xúc thật lạ kỳ đang dâng lên trong lòng.

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.

“Gặp gỡ êm đềm”

“Gặp gỡ êm đềm”

(GLO)- Gần như không thể đếm được mỗi chúng ta đã có bao nhiêu lần gặp gỡ trong đời. Dù so với cái rộng dài của thế gian thì “môi sinh” của một người cũng chỉ là bầu không khí nhỏ thôi.

Hương mía

Hương mía

(GLO)- Những năm 80 của thế kỷ trước ở quê tôi, khi tháng Giêng về thường diễn ra một hoạt động mà đứa trẻ nào cũng đều rất háo hức đợi mong, đó là hợp tác xã tổ chức ép mía cho bà con nông dân. Lúc này, đám trẻ con chúng tôi thường được bố mẹ nhờ phụ giúp trông mía.