Tản mạn chuyện tình yêu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Nhóm thứ nhất không đồng tình. Các em cho rằng đang còn là học sinh thì không nên yêu đương, bởi sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc học tập, mất thời gian; tuổi còn nhỏ chưa kiểm soát được cảm xúc, hành vi, không kiểm soát được bản thân, có thể dẫn đến những hành động dại dột…

1mh.jpg
Ảnh minh họa (nguồn: internet).

Nhóm thứ 2 cho rằng, lứa tuổi học sinh chính là quãng thời gian đẹp nhất đời người, nên thử yêu cho biết, sau này sẽ có những kỷ niệm để nhắc lại. Chưa kể, nếu yêu đương chừng mực còn tạo cho con người niềm vui, động lực để cùng nhau học tập tốt hơn… Nhóm nào cũng đưa ra những lý do khá thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình.

Tình yêu có lẽ là phạm trù khiến con người ta… tốn nhiều thời gian và tâm trí nhất. Thần thoại Hy Lạp sáng tạo ra vị thần tình yêu Eros là một bé trai không bao giờ lớn có đôi cánh trắng. Thần Eros luôn mang theo 1 cây cung và những mũi tên (người ta gọi là mũi tên ái tình) bên mình. Khi Eros bắn mũi tên vào người nào thì người đó ngay lập tức sẽ yêu người khác giới đầu tiên mà họ gặp.

Việc sáng tạo hình ảnh thần tình yêu mang hình hài đứa trẻ cho thấy bản chất của tình yêu. Đó là sự trong sáng, hồn nhiên, đôi khi ngây ngô… giống như một đứa trẻ vậy. Đời người, chắc chắn ai cũng từng trải qua những cảm xúc của một hay vài mối tình nào đó. Hoàng tử thơ tình Xuân Diệu từng thốt lên: “Làm sao sống được mà không yêu/Không nhớ, không thương một kẻ nào?”. Để thấy, ai rồi cũng bị mũi tên tình ái của thần Eros bắn trúng.

Tôi từng chứng kiến không ít chuyện tình rất đẹp. Dẫu đích cuối cùng là một cái kết hạnh phúc viên mãn hay dở dang thì tình yêu nào cũng đẹp đúng như bản chất vốn có của nó. Không thể cùng nhau đến cuối cùng thì thứ còn lại luôn là những cảm xúc đẹp, những kỷ niệm đẹp từng có với nhau trong những tháng ngày hạnh phúc.

Thỉnh thoảng, chúng tôi gặp mặt bạn cùng lớp. Chuyện chúng tôi nhắc lại nhiều nhất có lẽ chính là tình yêu từ hồi đi học. Có bạn bảo rằng, mấy người hồi đi học không có người yêu là thiệt thòi, vì không được sống trọn vẹn với cảm xúc thuở hoa niên.

Tôi cũng không biết bạn nói có đúng không, vì chỉ có người trải nghiệm thực tế mới hiểu được. Nhưng đúng là chúng tôi đã thiệt thòi hơn, vì thiếu đi một câu chuyện để có thể ngồi kể lại với bạn bè. Mà câu chuyện ấy, tôi nghĩ, nó đẹp lắm, bởi nó có cả tuổi trẻ, có những đắm say, có chút dại khờ và nhiều sự tiếc nuối.

Cuối buổi thảo luận rất sôi nổi hôm ấy, nhiều em vẫn giữ quan điểm của mình về tình yêu tuổi học trò. Tôi cũng không dám đưa ra định hướng gì, chỉ nhắc học trò về sự chừng mực trong tình cảm, để đừng bị quá đà. Và nhất là luôn giữ những điều thật đẹp đẽ, để sau này không phải hối tiếc về một phần tuổi trẻ đã trôi qua.

Tôi rất thích một đoạn trong truyện thơ “Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu) của dân tộc Thái: “Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông/Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”. Đó là lời ước hẹn của những người yêu nhau. Và có lẽ chỉ có tình yêu mới khiến người ta khẳng định với nhau những lời chắc chắn như vậy.

Chuyện tình yêu, nói từ đời này qua đời khác vẫn tươi mới. Và dẫu có muôn vàn trạng cảm do tình yêu mang lại, vui đấy rồi buồn đấy, hạnh phúc đấy rồi khổ đau đấy, người ta vẫn xác quyết với nhau rằng: “Làm sao sống được mà không yêu”.

Có thể bạn quan tâm

Gia tài của cha

Gia tài của cha

(GLO)- Hoài niệm về ký ức quãng đời sống cùng cha mẹ, anh chị em chúng tôi thường nhắc đến gia tài của cha-di sản truyền thế hệ, chất keo kết dính tình thủ túc dường như chẳng có nỗi buồn.

Nhớ khói đốt đồng

Nhớ khói đốt đồng

(GLO)- Mỗi khi tiết trời chuyển mình vào hạ, tôi lại chộn rộn một nỗi nhớ không tên. Tôi nhớ quê, nhớ cánh đồng, nhớ mùi khói đốt đồng lan trong gió chiều nhè nhẹ. Đó là mùi của đất, của nắng, của thời gian và tuổi thơ nơi đồng bãi.

Bên chiếc cầu thang nhà dài

Bên chiếc cầu thang nhà dài

(GLO)- Ngày trước, khi đến buôn Đôn (Đắk Lắk), tôi được ngắm nhìn những ngôi nhà dài bằng gỗ lâu niên của người Ê Đê đẹp đến nao lòng. Ấn tượng đầu tiên là 2 chiếc cầu thang dẫn lên nhà sàn còn in đậm vết thời gian.

Vấn vương bông gòn

Vấn vương bông gòn

(GLO)- Trong vườn còn sót lại một cây gòn. Đến mùa, chúng bung ra những bông nhẹ bẫng, mềm như mây trắng vắt ngang trời, theo gió tản mát muôn phương.

Nẻo về tháng Tư

Nẻo về tháng Tư

(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm

(GLO)- Đã mấy bận đến xã Nhơn Lý (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định), tham quan hầu hết thắng cảnh, thưởng thức đủ mọi đặc sản bậc nhất, tôi từng nghĩ mình am tường vùng đất này lắm. Vậy mà, khi lang thang đến bến cá Nhơn Lý, tôi mới nhận ra những gì mình biết chỉ lớp vỏ bên ngoài.

Hương ngọc lan

Hương ngọc lan

(GLO)- Hương ngọc lan là mùi hương thanh khiết nhất mà tôi được biết trong tuổi thơ của mình. Đó là sự dịu ngọt nhẹ nhàng và vô cùng gây thương nhớ cho người lữ khách.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.