Mỗi ngày cứ chọn một niềm vui

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một người bạn vong niên của tôi nói rằng: "Cái lãi của đời này chính là mình có được bao nhiêu ngày vui ở cuộc đời này".

Hôm khai trương đầu năm, sếp tôi vỗ vai anh bạn đến chơi, hỏi: "Sao, năm mới đã có dự định gì chưa bạn?". Anh bạn chỉ lên bức tranh treo trên tường nơi phòng làm việc, bức tranh có dòng chữ: "Ở đâu có ý chí, ở đó có con đường", rồi giải thích thêm: "Mà ý chí thì tôi có thừa nhé!". Ngập ngừng một lúc, anh nói tiếp: "Nhưng cũng phải cậy nhờ vào sức khỏe nữa. Nếu chỉ có ý chí mà thiếu sức khỏe cũng bằng không, bạn nhỉ?".

Thốt ra được câu đó, bởi anh bạn của sếp tôi vừa trải qua lằn ranh sinh tử, tưởng đã chẳng thể còn ngồi cùng anh em thêm mùa xuân nào nữa.

Được ngồi với nhau dịp xuân về, mang lại cảm giác rất thiêng liêng, đó là chúng ta đã cùng nhau đi thêm được một chặng đường đời. Ở hành trình mà không ai nói trước được điều gì, cả những hứa hẹn cũng thành bỏ ngỏ, bởi chúng ta có thể làm chủ nhiều thứ nhưng lại không có quyền quyết định cho sinh mạng mình. Tôi đọc ở đâu đó rằng trong cuộc sống, có 3 thứ mà con người chẳng thể tự quyết định đó là cha mẹ, quê hương và thời khắc rời đi. Vì vậy, dịp đầu xuân còn khỏe mạnh để ngồi lại bên nhau là rất quý.

van-nghe.jpg
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Chẳng vậy mà mỗi khi có người già nằm xuống ở khoảnh khắc mùa xuân gần chạm ngõ, lại nghe tiếng khóc than: "Sao ông, bà, cha, mẹ… không ở lại thêm vài ngày để ăn Tết cùng con, cháu?". Tôi nhớ lần vào bệnh viện thăm người thân, ở thời khắc quyết định rút ống thở vì việc kéo dài sự sống chỉ thêm đau đớn cho bệnh nhân, người con bật khóc nói với bác sĩ: "Hay cứ để cho mẹ tôi qua hết mùa xuân này, chỉ vài hôm nữa thôi mà!". Hẳn nhiên, đó hoàn toàn là quyết định của gia đình nhưng bác sĩ là người hiểu rõ tình trạng bệnh nhân của mình hơn cả. Anh nhẹ nhàng nói với thân nhân: "Năm mới hay năm cũ chẳng phải cũng chỉ là lằn ranh mà chúng ta tự đặt ra cho mình thôi sao?". Bác sĩ còn nói nhiều lắm, rằng thời gian vẫn chảy bình thản chẳng cần theo mùa nào, cuộc đời này cũng vậy…

Tôi nhớ bữa trước, trong lúc lên sân thượng chung cư chăm chút cho mảnh vườn nho nhỏ của mình, tôi gặp cô hàng xóm cũng đang chăm vườn. Cô ấy là một trong những người về sống ở nơi này đầu tiên, là người rất yêu cây nên ngay những ngày đầu, cô ấy đã chăm chút cho từng chậu cây trên mảnh vườn của mình; đến nay có cây đã được vài chục năm tuổi. Cô cũng đã gần 70, cơ thể bắt đầu có những báo động từ xương khớp, đường huyết... Ai cũng nói cô có tuổi rồi, buông vườn cây dần là được rồi. Nhưng cô chỉ vào từng gốc cây đã thành cổ thụ, bảo: "Cây này sống với mình hơn 20 năm, gốc hồng kia cũng ngót 15 năm, cả chậu bồ đề không nhớ nổi mang về năm nào kia nữa, sao nỡ bỏ?". Thế là cô vẫn cần mẫn lên tưới tắm, tỉa tót cho cây mỗi ngày, như niềm vui nho nhỏ cho mình.

Phải lâu lắm, tôi mới hiểu được niềm thương cây "không nỡ bỏ" của cô hàng xóm. Đó là khi cây cần thăng mà tôi rất quý bị chết rụi bởi vốn kiến thức kém của mình. Cây có tuổi đời hơn 20 năm được chủ nhân rất quý nhưng vì hành trình di chuyển không phù hợp để chăm sóc nên mang cho tôi. Cây mà tôi và người nhà quen gọi là "cụ cần thăng". Vì cây có gốc to xù xì, u cục nổi lên mà người có chuyên môn nhìn vào sẽ đoán được tuổi thật của "cụ". Vậy mà tôi lỡ làm chết cây. Khi cây gần như đã hết cứu được, tôi vẫn không đành lòng vứt bỏ, mà để gọn vào một góc vườn.

Bẵng đi một thời gian, đến hồi cuối năm vừa rồi, trong lúc dọn dẹp vườn cho gọn gàng, sạch đẹp, thông thoáng, bởi tôi biết thể nào qua một đợt chợ hoa xuân, mình cũng đưa về ít chậu cây mới. Khi ấy, tôi mới ngỡ ngàng nhận ra "cụ cần thăng" tưởng đã mục khô ngày nào bỗng bật mầm từ rễ, ngay đoạn thân rễ chồi hẳn lên mặt đất, làm thành mảng thân mịn mà tôi đặt tiểu cảnh lên để ngắm. Mầm xanh đón lấy những giọt nước mát lạnh tôi tưới, lớn khỏe mạnh lên mỗi ngày. Thì ra, sự sống không mất đi mà tiếp diễn như lẽ tự nhiên. Niềm vui từ chiếc mầm bé xíu ấy khiến tôi hân hoan đến bây giờ.

Tôi nhớ lại lời của vị bác sĩ: "Sự sống vẫn tiếp diễn liên tục…". Vậy nên, vui, buồn, sướng, khổ, chia ly, kể cả việc phải rời cõi tạm đều là những cung bậc ai cũng sẽ trải qua trong cuộc đời này. Ta cứ sống hết mình, còn lại sẽ đón nhận mọi thứ theo lẽ tự nhiên nhất. Như một người bạn vong niên của tôi cũng nói rằng: "Cái lãi của đời này chính là mình có được bao nhiêu ngày vui ở cuộc đời này".

Theo La Thị Ánh Hường (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tác giả cùng người thân tại ngã ba biên. Ảnh: N.T.D

Tháng 2 nơi ngã ba biên

(GLO)- Khi vị Tết đã thấm đẫm trong từng câu chuyện, khi mùa xuân cạn nốt chén rượu đầy thì trên những nẻo biên cương, đất trời khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ và căng tràn nhựa sống.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Cỏ mùa xuân

(GLO)- Tôi đi cùng chiều trên cánh đồng tươi xanh và mềm mượt cỏ. Bàn chân, ánh mắt và cả tâm hồn đều chạm vào sắc màu của loài cỏ biếc. Tôi nghiêng xuống thật gần, nghe mùa thức dậy căng đầy và xôn xao niềm nhớ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Góc bếp, hiên nhà

(GLO)- Góc bếp, hiên nhà có lẽ là nơi yêu thương chăm chút nhất thuộc về người phụ nữ của gia đình. Mà thực ra, có người phụ nữ nào là không thuộc về gia đình, dù ít hay nhiều, dù hiện đại hay truyền thống.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nét chữ đầu xuân

(GLO)- Sau chuỗi ngày đông giá lạnh, tia nắng ấm áp mùa xuân đánh thức tất thảy những nụ mầm. Luồng sinh khí mới thổi qua như một cuộc chuyển giao âm thầm mà mãnh liệt. Một vòng tuần hoàn lại bắt đầu cho những ước mong.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít trầu cau

(GLO)- Mỗi dịp trong nhà có việc trọng, soạn mâm cỗ cúng, bao giờ cha cũng nhắc chị em chúng tôi chuẩn bị một lễ trầu cau. Nhà tôi ở phố, dù đất đai không rộng nhưng luôn trồng một cây cau và thả mấy dây trầu dưới gốc cho chúng vấn vít leo lên thân cau.

Mùi bếp, mùi tết

Mùi bếp, mùi tết

Cuối năm, gió đã chuyển mùa. Cái lành lạnh len lỏi trong từng nhành cây, ngọn cỏ và luồn qua từng kẽ hở bên khe cửa tràn cả vào ngóc ngách từng gian nhà. Trong không gian êm đềm, tôi cảm nhận rõ mùi bếp, mùi Tết đang về trên từng căn bếp nhỏ.

Về nhà

Về nhà

Mấy cơn gió rượt đuổi nhau làm trời đêm mát rượi. Tân ngủ mê trên ghế bố kê cạnh chiếc xe khách mặc kệ cho phía bên kia đường mấy bài hát xuân vẫn ra rả vọng ra từ chiếc loa kẹo kéo.

Thời khắc thiêng liêng

Thời khắc thiêng liêng

(GLO)- Khi mâm cúng tất niên được bày biện tươm tất hay lễ cúng trừ tịch (cúng Giao thừa) hiện diện trong mỗi nếp nhà, có lẽ đó là những thời khắc thiêng liêng với mỗi gia đình.

Nhớ quê

Nhớ quê

(GLO)- Ai cũng có một tuổi thơ gắn liền với miền quê thân thương. Nơi đó có ba mẹ, anh chị em sum vầy, ríu rít tiếng cười, đầy ắp niềm vui. Đi qua những ngày cuối năm, một người con xa xứ như tôi lại bồi hồi tìm về ký ức xưa.

Ký ức yêu thương

Ký ức yêu thương

(GLO)- Những ngày trời lạnh như thế này, tôi thường có thói quen co ro trong chăn ấm và để ký ức thức dậy cùng biết bao kỷ niệm thời thơ ấu. Ký ức ngọt ngào, chan chứa yêu thương ấy luôn khiến lòng tôi mềm mại, ấm áp đến lạ kỳ.

Cây sẽ cho lộc

Cây sẽ cho lộc

Không chỉ cây lá mới cho lộc, mà bất cứ công việc gì nếu như mình làm bằng tất cả yêu thương và say mê, chắc chắn sẽ hái quả ngọt

Hoài niệm Tết xưa

Hoài niệm Tết xưa

Không chỉ những người cao tuổi luôn nhớ Tết xưa, mà trẻ thuộc thế hệ Gen Y, Z cũng hoài niệm về Tết với những hương vị, sắc màu, phong tục đậm chất Việt Nam.

Minh họa: Huyền Trang

Gió qua sông…

(GLO)- Tôi ngồi trên một cù lao giữa thênh thênh sông nước miền Tây. Bốn bề ngăn ngắt màu xanh cây trái phủ sẫm cả một vùng. Con sông rộng mênh mông, phải nheo mắt mới nhìn thấy dáng phố xa xa khuất lấp sau những miệt vườn. Gió chênh chao lướt qua mặt sông.

Lên núi trồng cây

Lên núi trồng cây

(GLO)- Tây Nguyên bước vào mùa khô với bầu trời trong vắt, gió lùa qua thảo nguyên và từng đám mây nhẹ trôi. Trên những đỉnh núi của cao nguyên bạt ngàn nắng gió, mùa xuân sắp chạm ngõ với tấm áo mới rạng ngời.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.