Mây ngũ sắc…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bà ơi bà! Giá mà bà cháu mình được ngồi đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm kia thì vui phải biết. Hai bà cháu mình ngắm mây bay luồn qua những kẽ ngón chân. Thò tay xuống nhón mây chỗ này thả ra chỗ kia. Nặn lại mấy vầng mây hình thù xấu xí kia thành hình bông hoa, con cún.
Minh họa: HIỂN TRÍ

Minh họa: HIỂN TRÍ

- Ôi bé con của bà thật khéo mường tượng. Bà cháu mình thì chưa thể lên cung trăng được đâu chứ ông nội cháu có khi đang ngắm mây trên ấy.

- Liệu ông có nhìn thấy bà cháu mình không ạ?

- Chắc là ông đang mỉm cười nghe cháu chuyện trò. Cháu tinh mắt thử nhìn kỹ xem biết đâu ông đang nhón mây nặn cho cháu hình bông hoa trên đó.

Bé Bông nhổm dậy, ngửa cổ chăm chú nhìn lên bầu trời một lúc rồi bỗng nhiên hô to:

- Bà ơi! Đúng là có đám mây hình bông hoa kìa bà. Một bông hoa sáu cánh. Đúng là ông đang nghe bà cháu mình trò chuyện. Ông ơi ông! Ông có thấy cháu lớn nhanh không? Cháu cao từng này rồi. Tóc cháu dài từng này. Đôi dép này lúc ông mua còn rộng giờ cháu đi vừa vặn lắm rồi. Bà nói bán đậu đen sẽ mua cho cháu cặp sách thật xinh để đi học. Cháu nhớ ông ghê. Ông có nhớ nhà mình không ạ?

Mấy tiếng “ông có nhớ nhà mình không ạ?” cứ bé dần, nghẹn lại rồi bật thành cơn nức nở. Bà vội vàng ôm Bông vào lòng vỗ về xoa dịu. Bố mẹ đi xuất khẩu lao động, Bông ở với ông bà từ bé. Những đêm khát sữa con bé khóc ngằn ngặt, hết ông đến bà bế cháu trên tay hát hết bài ru này đến bài ru khác. Chiều nào ông cũng chở Bông quanh làng trên chiếc xe đạp cũ. Con bé thân thuộc từng ngõ rẽ vào cổng nhà ông Bình, ông Tư, bà Sáu, cô Long… Lúc ông ngồi uống trà cùng bạn già thì con bé chạy chơi quanh đâu đó. Khi về trên ghi đông xe đạp treo đủ thứ quà mà các ông bà cho Bông. Từ nải chuối, quả na, ít bánh kẹo lộc đi chùa đến con cá, mớ tôm tươi rói. Hai ông cháu còn chưa chịu về nhà mà rẽ qua cánh đồng làng xem lũ trẻ thả diều. Ông bế Bông công kênh trên đôi vai gầy guộc để cháu có thể gần hơn với bầu trời và cánh diều căng gió. Có lần xem ti vi thấy máy bay bay giữa bầu trời đầy mây, Bông bảo ông:

- Sau này lớn con sẽ dẫn ông bà đi máy bay. Tha hồ mà ngắm mây ông nhỉ?

Nhưng ông không thể đợi được đến ngày Bông lớn. Năm ngoái ông mất vì tai biến, chẳng kịp dặn dò Bông điều gì. Những buổi chiều nhớ ông, Bông hay ra đầu hiên ngồi xoay tròn chiếc bàn đạp xe, mắt rơm rớm khóc. Thế là ông bỏ Bông đi ngắm mây một mình rồi. Bà bảo ông ở trên trời ấy, lúc là đám mây, lúc là ngôi sao lấp lánh, lúc lại là vầng trăng lưỡi liềm cong vắt. Bông cứ thấy vừa gần gũi vừa xa xôi khó tả. Từ lúc ông mất Bông buồn lắm, chẳng thiết chuyện trò. Bố mẹ đi làm ăn xa đã mấy năm không về chỉ có thể trò chuyện với Bông qua màn hình điện thoại. Ở làng này thiếu gì những đứa trẻ phải xa bố mẹ như Bông. Tụi trẻ con cứ gặp là tranh nhau khoe: - Mẹ tớ đi hái nho tận Úc đấy, nơi mà có rất nhiều chuột túi.

- Bố mẹ tớ bên Hàn Quốc. Mẹ tớ bảo học mà không giỏi sau này mẹ cho sang đó đi làm kiếm tiền.

- Bố tớ cũng dọa y như thế. Không học thì chỉ có đi xuất khẩu lao động.

Thỉnh thoảng có người làng làm ăn ở bên Nhật về, bố mẹ lại gửi rất nhiều quà cho hai bà cháu Bông. Mặc chiếc váy mới Bông chẳng buồn chạy khoe chúng bạn. Nếu còn sống thể nào ông cũng khen Bông sao mà lớn thế, mặc váy mới sao mà xinh thế. Bông sẽ quay một vòng từ trước ra sau cho ông ngắm. Hết mùa hè năm nay là Bông vào lớp một. Một tuần bà đèo Bông đi học thêm nhà cô giáo bốn buổi. Bông đã biết nhận mặt chữ, mặt số, cô giáo đang dạy viết nét xiên trái, xiên phải, nét móc xuôi, móc ngược. Mỗi hôm đi học về là hai tay Bông mỏi rã rời, bà phải động viên bằng mấy viên kẹo gấu. Mắt bà mờ rồi, không thể dạy cháu học bài. Tối nào bà cũng nhắc:

- Cháu phải tự giác học tập. Đừng phụ công bố mẹ phải mưu sinh vất vả tận xứ người để lấy tiền cho cháu được đến trường bằng bạn bằng bè.

- Cháu thấy bố mẹ các anh chị trong xóm vẫn hay bảo: “Cứ học hết cấp ba là cho đi xuất khẩu lao động”. Có đúng vậy không bà? - Các cháu phải chịu khó học hành, lớn lên làm bác sĩ cứu người, làm bộ đội, công an để bảo vệ đất nước. Khi nào đất nước mình giàu mạnh rồi thì mọi người không phải đi làm ăn xa nữa. Sẽ không còn những đứa trẻ phải thiệt thòi, xa bố mẹ từ lúc còn bé xíu như cháu nữa.

- Cháu thích làm cô giáo để dạy chữ cho các em nhỏ bà ạ.

- Đúng rồi! Cháu của bà ngoan lắm.

Trên bàn học ông vẫn mỉm cười hiền từ trong bức ảnh chụp khi Bông tròn bốn tuổi. Bông tưởng như ông vẫn còn đây, cầm tay mình đưa từng nét chữ. Con bé nói với bà sẽ cố gắng được thật nhiều hoa điểm 10 đỏ tươi để tặng cho ông. Bà đang sảy đậu ngoài sân dừng tay nhìn lên bầu trời, mỉm cười bảo: “Ông nghe tiếng cháu hứa rồi đấy. Bà thấy ông đang vẫy tay chào”. Bông chạy ra ngoài sân ngồi hóng gió cùng bà.

Đêm nay không oi nồng như mọi khi, gió reo vui trên những tàu lá chuối. Hoa cau tận cuối vườn tỏa ra thơm ngát. Dế mèn nấp đâu đó trong bụi cỏ ven sân kêu rỉ rả. Trên tán cây lũ chim non lích chích tìm hơi mẹ một hồi rồi thôi. Bông gối đầu lên chân bà ngắm vầng trăng lưỡi liềm cong vắt nằm giữa một đám mây ngũ sắc. Chao ôi sao mà đẹp. Trước khi chìm vào giấc ngủ Bông đã kịp nhìn thấy dáng lưng ông quen thuộc. Trong giấc mơ con bé thấy mình mặc bộ quần áo mới, xỏ chân vào đôi dép được ông mua tặng. Bông ngồi sau xe bà, hòa vào niềm vui ngày tựu trường, tíu tít. Trên bầu trời ông đứng vẫy tay cười giữa đám mây ngũ sắc…

Có thể bạn quan tâm

Gió đồng mùa hạ

Gió đồng mùa hạ

(GLO)- Gió từ cánh đồng quê lại thổi tràn qua ô cửa nhỏ, mang theo hương thơm nồng nàn của lúa non và mùi ngai ngái của đất sau cơn mưa đầu mùa.

Mùa rẫy tới

Mùa rẫy tới

Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.

Bài học đầu đời

Bài học đầu đời

(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.

Nhớ bếp lửa nhà sàn

Nhớ bếp lửa nhà sàn

(GLO)- Gần 50 năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, tôi đã đi qua nhiều buôn làng, tiếp xúc với bao con người hiền lành như đất, mộc mạc như cây rừng. Và trong những buôn làng đó, từng bếp lửa nhà sàn đã để lại trong tôi ấn tượng đậm sâu với không gian đầm ấm và chân tình

Hương nhãn

Hương nhãn

(GLO)- Tháng Tư về, mang theo những giọt sương tinh khôi lặng lẽ đọng trên mái nhà, ấp ôm không gian trong cái se lạnh dịu dàng của phố núi. Pleiku tỉnh giấc giữa sắc trời tĩnh lặng mà chất chứa bao xao xuyến.

Tháng Tư về nguồn

Tháng Tư về nguồn

(GLO)- Chúng tôi đến TP. Hồ Chí Minh giữa những ngày tháng Tư lịch sử, vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Mưa đầu hạ

Mưa đầu hạ

(GLO)- Pleiku vào hạ không báo trước bằng cái nóng gắt gao, cũng chẳng cần đến tiếng ve râm ran hay sắc phượng rực trời. Chỉ cần một cơn mưa đầu mùa, bất chợt, ào ạt mà vô cùng êm dịu là biết hè đã chạm ngõ.

Lưu bút

Lưu bút

(GLO)- Lưu bút không đơn thuần là một cuốn sổ. Nó là nơi giữ lại cả một khoảng trời tuổi trẻ, nơi từng nét chữ đều mang theo một phần ký ức.

Đọc để hiểu mình

Đọc để hiểu mình

(GLO)- Khi nhìn một người ngồi đọc sách, tôi thường có cảm giác rất bình an. Sự bình an như nguồn năng lượng được truyền đến từ hình ảnh rất đẹp trước mắt.

Cơn mưa ngang qua

Cơn mưa ngang qua

Tiết trời vào sáng sớm khá oi nồng, nhưng bầu trời lại phủ kín một màu mây xám đục chứ không trong trẻo như mọi khi. Rồi bất chợt mưa rào rào mà không có gió, có sấm báo trước.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa hoa hẹn phố

(GLO)- Thỉnh thoảng, bạn bè thời đại học ngẫu hứng gửi vào nhóm Zalo bức ảnh về một loài hoa. Dù không giải thích lời nào nhưng lập tức nhiều phản hồi, nhiều icon xuất hiện.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

Theo cánh ong bay

Theo cánh ong bay

(GLO)- Giữa một ngày chớm hạ, bầy ong mật ở đâu bất chợt vần vũ trên khóm hoa xuyến chi trước sân nhà, khiến tôi xao động. Bên khóm hoa muốt trắng nhụy vàng dịu dàng có bao đôi cánh mỏng tang, rộn rã bên ngày mới.

Nhớ hội trại ngày ấy

Nhớ hội trại ngày ấy

(GLO)- Cứ mỗi dịp tháng 3, khi thấy học sinh nô nức chuẩn bị cho hội trại, lòng tôi lại xao xuyến nhớ về những ngày áo trắng tung bay trên sân trường đầy nắng với bao ước mơ, hoài bão.

Những bức ảnh cũ

Những bức ảnh cũ

(GLO)- Một hôm, tôi vô tình phát hiện cuốn album cũ nằm lẫn giữa đống giấy tờ trong ngăn tủ quần áo. Tôi cầm lên, có cảm giác như chạm vào từng ký ức xa xôi. Ngày xưa yêu dấu theo những bức ảnh lần lượt quay về.