Triển khai các giải pháp phòng-chống dịch bệnh động vật

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 1563/UBND-NL về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng-chống dịch bệnh động vật.

Theo công văn này, từ đầu năm đến nay, dịch tả heo châu Phi (DTHCP) đã xuất hiện tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước, buộc tiêu hủy hơn 17.400 con heo, tăng 53,74% so với cùng kỳ năm 2023; dịch lở mồm long móng (LMLM) xuất hiện tại 13 tỉnh, thành phố; dịch viêm da nổi cục (VDNC) xảy ra tại 9 tỉnh; bệnh cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại 7 tỉnh và có 34 tỉnh phát hiện động vật nghi mắc bệnh dại. Tại Gia Lai từ đầu năm đến nay ghi nhận trên địa bàn huyện Mang Yang có 25 con heo mắc bệnh DTHCP, 129 con trâu, bò mắc bệnh LMLM, 2 con bê mắc bệnh VDNC.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban liên quan và UBND cấp xã rà soát, nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh, báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh để phối hợp xử lý, tuyệt đối không giấu dịch; đẩy mạnh tuyên truyền cách phòng-chống dịch bệnh cho người dân; tập trung nguồn lực xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cấp xã, tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện đối với các địa phương: Ia Pa, Phú Thiện, Chư Pưh, Krông Pa, Kbang, Kông Chro, Mang Yang, Chư Prông. Các huyện biên giới tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm soát việc vận chuyển trái phép, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam qua đường biên giới với Campuchia, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Riêng huyện Mang Yang nhanh chóng triển khai các biện pháp khống chế ổ dịch bệnh LMLM.

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện thường xuyên rà soát, nắm tình hình và có biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật khi có dịch bệnh xảy ra. Ảnh: Nhật Hào

UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện thường xuyên rà soát, nắm tình hình và có biện pháp phòng chống dịch bệnh động vật khi có dịch bệnh xảy ra. Ảnh: Nhật Hào

Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường theo dõi diễn biến dịch bệnh và hướng dẫn, đôn đốc các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các quyết định, chương trình, kế hoạch phòng-chống dịch bệnh trên vật nuôi, thủy sản đã được UBND tỉnh phê duyệt; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết các khó khăn; phối hợp với huyện Mang Yang triển khai các biện pháp khống chế dịch bệnh LMLM và công bố hết dịch theo quy định; hướng dẫn các trung tâm dịch vụ nông nghiệp tuyên truyền, giám sát, xử lý các ổ dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong phòng-chống dịch bệnh lây truyền giữa động vật và người.

Cùng với đó, Sở Y tế kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng-chống dịch bệnh lây giữa động vật và người; Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng công an địa phương chủ động nắm tình hình, kịp thời điều tra ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch bệnh, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng-chống để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành thú y và y tế…

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.