Chư Sê: Hơn 1,7 tỷ đồng tiêm vắc xin phòng bệnh trên động vật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Để chủ động phòng-chống, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh trên đàn vật nuôi, UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã ban hành kế hoạch triển khai tiêm phòng vắc xin phòng-chống bệnh động vật năm 2024 với tổng kinh phí trên 1,7 tỷ đồng.

Tiêm phòng bệnh dại cho mèo tại xã Ia Glai. Ảnh: Phạm Ngọc
Tiêm phòng bệnh dại cho mèo tại xã Ia Glai. Ảnh: Phạm Ngọc

Theo đó, đàn trâu, bò của hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn 15 xã, thị trấn được tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng với số lượng 25.350 liều. Trong đó, đợt 1 gồm 17.450 liều, thời gian tiêm từ ngày 6-5 đến 10-6; đợt 2 gồm 7.900 liều, thời gian tiêm từ ngày 10-11 đến 10-12. Với vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục gồm 17.450 liều, thời gian tiêm từ ngày 25-7 đến 15-9; vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng số lượng 10.000 liều, thời gian tiêm từ ngày 25-7 đến 15-9.

Đối với chó, mèo tại các ổ dịch cũ, những khu vực có nguy cơ phát dịch cao (trừ đàn chó, mèo đã triển khai tiêm đợt 1 năm 2024) triển khai tiêm 5.575 liều vắc xin phòng bệnh dại, thời gian tiêm từ ngày 6-5 đến 5-7.

Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn UBND các xã, thị trấn lập danh sách và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng theo quy định; hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ chăn nuôi, trang trại tự bỏ kinh phí mua vắc xin tại các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y được cấp phép.

Đồng thời, UBND các xã, thị trấn xây dựng lịch tiêm phòng cụ thể đến từng thôn, làng để người chăn nuôi biết, hưởng ứng. Kiên quyết xử lý đối với hộ chăn nuôi không chấp hành tiêm phòng vắc xin theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền vận động hộ chăn nuôi, trang trại không thuộc diện Nhà nước hỗ trợ, chủ động mua vắc xin để tiêm cho đàn vật nuôi đảm bảo số lượng, chỉ tiêu theo kế hoạch của huyện và tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

(GLO)- Nhờ những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thôn Bối (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

(GLO)- Đó là làng Díp, xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Theo anh Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng, cách đây vài năm, đoàn quay phim của VTV Travel đã về làng Díp thực hiện phóng sự “Ở ngôi làng quanh năm ăn cơm nếp”. 

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng trao đổi với các già làng về công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới

Già làng góp sức bảo vệ biên giới Ia Mơ

(GLO)- Bằng những việc làm thiết thực, 2 già làng ở xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là ông Rơ Lan Hlết (SN 1963, làng Klah) và bà Ksor H’Blâm (SN 1945, làng Krông) đã góp sức với lực lượng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới.

Hội LHPN huyện Chư Sê đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng, góp phần thay đổi nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Sê phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng

(GLO)- Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng; được đông đảo người dân đón nhận và bước đầu đem lại những kết quả khả quan.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).