“Con nuôi Công an xã”: Lan tỏa yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thời gian gần đây, Công an xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã thực hiện hiệu quả mô hình “Con nuôi Công an xã”. Từ mô hình này, nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được lực lượng Công an giúp đỡ trong học tập và cuộc sống, góp phần lan tỏa tình yêu thương trong cộng đồng.

Sau khi hoàn thành công việc trong ngày, các cán bộ Công an xã Tú An lại sắp xếp thời gian xuống làng Hòa Bình để hỏi thăm sức khỏe, tình hình học tập của em Đoàn Thị Nhi (SN 2011). Gia đình Nhi có hoàn cảnh khó khăn. Hiện tại, 6 người phải sống trong căn nhà sàn diện tích vỏn vẹn 20 m2 lại lụp xụp, cũ nát. Nhi là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Bố của Nhi qua đời cách đây hơn 3 năm do bạo bệnh. Mọi gánh nặng gia đình đổ dồn lên vai mẹ Nhi-bà Đinh Thị Đếch.

Mô hình “Con nuôi Công an xã” đã giúp nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được học tập và vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: H.L

Mô hình “Con nuôi Công an xã” đã giúp nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được học tập và vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: H.L

Gia đình không có đất canh tác nên ai thuê gì thì bà làm nấy. Nguồn thu nhập ít ỏi của bà không đủ để lo cho 5 người con đang ở độ tuổi ăn học. Thậm chí, Nhi từng phải nghỉ học để phụ mẹ đi làm thuê.

Nắm bắt được tình hình, Công an xã Tú An phối hợp với với các ban, ngành, đoàn thể đến tận nhà để tuyên truyền, vận động Nhi đi học trở lại. Đồng thời, đơn vị quyết định nhận em làm con nuôi vào tháng 1-2024. Các cán bộ nhận hỗ trợ tiền, quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho em.

Em Nhi bộc bạch: “Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các chú Công an, em mới được đi học trở lại. Em cảm thấy rất vui. Các chú hướng dẫn, dạy bảo em nhiều điều hay, lẽ phải trong cuộc sống. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng các chú”.

Còn bà Đinh Thị Đếch không giấu nổi niềm vui khi Nhi được Công an xã nhận làm con nuôi. Bà bộc bạch: “Được các chú Công an xã hỗ trợ tiền, sách vở, dụng cụ học tập cho cháu đi học, tôi cũng đỡ được phần nào khó khăn trong cuộc sống. Tôi vui mừng và biết ơn vô cùng!”.

Một trường hợp khó khăn khác cũng được Công an xã Tú An nhận làm con nuôi là em Đinh Thị Khem (SN 2011, trú tại làng Pơ Nang). Khem là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh chị em. Bố mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nên em phải vừa học, vừa gánh vác công việc nhà. Thấu hiểu được hoàn cảnh đó, Công an xã Tú An đã nhận hỗ trợ em 300 ngàn đồng/tháng cùng sách vở, đồ dùng học tập. Ngoài ra, các cán bộ còn thường xuyên đến thăm hỏi, động viên để em có thêm niềm tin, động lực yên tâm học tập.

Khem chia sẻ: “Em thấy hạnh phúc vì được các chú Công an nhận làm con nuôi. Các chú không những hỗ trợ về mặt vật chất mà còn hướng dẫn em từng chút một từ việc học tập cho đến công việc nhà”.

Mô hình "Con nuôi Công an xã" ở Xã Tú An (thị xã An Khê) được người dân đồng tình ủng hộ. Ảnh: Hoàng Lộc

Mô hình "Con nuôi Công an xã" ở Xã Tú An (thị xã An Khê) được người dân đồng tình ủng hộ. Ảnh: Hoàng Lộc

Tú An là xã vùng ven của thị xã An Khê. Toàn xã có gần 1.400 hộ với trên 5.500 khẩu. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là tại 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số gồm: làng Nhoi, Pơ Nang và Hòa Bình. Thiếu tá Nguyễn Xuân Hậu-Phó Trưởng Công an xã Tú An-thông tin: Trong quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng Công an xã nhận thấy tại 3 làng trên có nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi thống nhất, đơn vị quyết định chọn 3 em thuộc hộ nghèo ở 3 làng để nhận nuôi. Công an xã huy động các cán bộ đóng góp kinh phí để hỗ trợ mỗi em 300-500 ngàn đồng/tháng.

Đồng thời, hàng tuần, đơn vị phân công 3 cán bộ trực tiếp xuống tận nhà động viên, giúp đỡ các em trong cuộc sống và học tập. “Đến thời điểm hiện tại, 3 em được nhận nuôi đều có ý thức tự giác trong học tập và sinh hoạt hàng ngày”-Thiếu tá Hậu nhấn mạnh.

Trao đổi với P.V, Thượng tá Nguyễn Thành Huy-Trưởng Công an thị xã An Khê-cho biết: “Thời gian tới, Công an thị xã sẽ tính toán, nhân rộng mô hình này tại 10 xã, phường khác để hỗ trợ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, cuộc sống”.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát

Ayun Pa hỗ trợ nhà ở cho 32 hộ nghèo

(GLO)- Sáng 22-11, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại thị xã Ayun Pa “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhiều nhà văn hóa trên địa bàn thị xã An Khê được lắp đặt hệ thống dụng cụ thể thao ngoài trời để đáp ứng nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân. Ảnh: N.M

An Khê đẩy mạnh xây dựng khu dân cư văn hóa

(GLO)- Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, tất cả thôn, làng, tổ dân phố ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đều đạt tiêu chí văn hóa và tiếp tục nâng cao chất lượng tiêu chí này.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các đơn vị thi công đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành các hạng mục để sớm bố trí tái định cư cho 33 hộ dân làng Đê Kôn (xã H'ra). Ảnh: Lê Nam

"Điểm tựa" giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, huyện Mang Yang triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Pyâu (Lơ Pang), Đê Bơ Tơk (Đak Jơ Ta), Đê Kôn (Hra) nhằm giúp người dân ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.