Nhân rộng mô hình “Con nuôi công an huyện Ia Pa”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 12-8, tại Nhà văn hóa thôn Mơ Năng 2 (xã Kim Tân), Công an huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ nhân rộng mô hình “Con nuôi Công an huyện Ia Pa”.

Triển khai mô hình lần này, Công an huyện nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng, giáo dục, giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với em Kpă Nguyên (lớp 4, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, xã Kim Tân).

Các đơn vị trao tặng sổ tiết kiệm cho gia đình em Kpă Nguyên. Ảnh: Mai Linh

Các đơn vị trao tặng sổ tiết kiệm cho gia đình em Kpă Nguyên. Ảnh: Mai Linh

Gia đình em Nguyên thuộc diện hộ nghèo. Căn nhà dựng tạm bằng mấy tấm ván cũ kỹ chỉ đủ cho 4 người trú mưa nắng. Nguyên có bố là người dân tộc Thái, mẹ là người Jrai. Gia đình nội ngoại đều khó khăn, không có ruộng rẫy nên dù chịu khó làm thuê làm mướn nhưng vẫn chưa thoát khỏi đói nghèo. Nhà gần sông Ba nên em cùng các bạn thường rủ nhau ra đây tắm, chơi đùa. Vào tháng 4-2023, với thân hình gầy gò, nhỏ bé nhưng Nguyên đã dũng cảm cứu sống 2 anh chị học sinh lớp 12 bị đuối nước.

Trước hành động dũng cảm và hoàn cảnh khó khăn của em Nguyên, Công an huyện Ia Pa đã phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương (đơn vị tài trợ) trao 1 sổ tiết kiệm trị giá 50 triệu đồng (được mở tại Agribank chi nhánh Ia Pa) để giúp em Nguyên được đến trường và phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tá Trần Việt Dũng-Trưởng Công an huyện-nhấn mạnh: Công an huyện sẽ cử cán bộ, chiến sĩ kèm cặp, giúp đỡ em Nguyên trong học tập và rèn luyện, đồng thời mong muốn cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện về sinh kế để gia đình em sớm thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. “Lực lượng Công an Ia Pa ngoài thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự còn quan tâm giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập, góp phần tô thắm hình ảnh người chiến sĩ Công an bản lĩnh, vì Nhân dân phục vụ. Đây là mô hình thứ 2 công an huyện đã thực hiện. Hy vọng thời gian tới, mô hình nàY tiếp tục được nhân rộng ra các xã khác nhằm giúp các đối tượng yếu thế là trẻ em mồ côi, trẻ có cha mẹ thuộc diện khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội tại địa phương”-Thượng tá Trần Việt Dũng nói thêm.

Dịp này, đoàn công tác Công an tỉnh Bình Dương còn trao tặng 500 cuốn vở để địa phương thực hiện hỗ trợ cho học sinh khó khăn trước thềm năm học mới 2023-2024.

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.