“Con nuôi Công an xã”: Lan tỏa yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Thời gian gần đây, Công an xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã thực hiện hiệu quả mô hình “Con nuôi Công an xã”. Từ mô hình này, nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được lực lượng Công an giúp đỡ trong học tập và cuộc sống, góp phần lan tỏa tình yêu thương trong cộng đồng.

Sau khi hoàn thành công việc trong ngày, các cán bộ Công an xã Tú An lại sắp xếp thời gian xuống làng Hòa Bình để hỏi thăm sức khỏe, tình hình học tập của em Đoàn Thị Nhi (SN 2011). Gia đình Nhi có hoàn cảnh khó khăn. Hiện tại, 6 người phải sống trong căn nhà sàn diện tích vỏn vẹn 20 m2 lại lụp xụp, cũ nát. Nhi là con thứ 3 trong gia đình có 5 anh chị em. Bố của Nhi qua đời cách đây hơn 3 năm do bạo bệnh. Mọi gánh nặng gia đình đổ dồn lên vai mẹ Nhi-bà Đinh Thị Đếch.

Mô hình “Con nuôi Công an xã” đã giúp nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được học tập và vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: H.L

Mô hình “Con nuôi Công an xã” đã giúp nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được học tập và vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: H.L

Gia đình không có đất canh tác nên ai thuê gì thì bà làm nấy. Nguồn thu nhập ít ỏi của bà không đủ để lo cho 5 người con đang ở độ tuổi ăn học. Thậm chí, Nhi từng phải nghỉ học để phụ mẹ đi làm thuê.

Nắm bắt được tình hình, Công an xã Tú An phối hợp với với các ban, ngành, đoàn thể đến tận nhà để tuyên truyền, vận động Nhi đi học trở lại. Đồng thời, đơn vị quyết định nhận em làm con nuôi vào tháng 1-2024. Các cán bộ nhận hỗ trợ tiền, quần áo, sách vở, đồ dùng học tập cho em.

Em Nhi bộc bạch: “Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các chú Công an, em mới được đi học trở lại. Em cảm thấy rất vui. Các chú hướng dẫn, dạy bảo em nhiều điều hay, lẽ phải trong cuộc sống. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng các chú”.

Còn bà Đinh Thị Đếch không giấu nổi niềm vui khi Nhi được Công an xã nhận làm con nuôi. Bà bộc bạch: “Được các chú Công an xã hỗ trợ tiền, sách vở, dụng cụ học tập cho cháu đi học, tôi cũng đỡ được phần nào khó khăn trong cuộc sống. Tôi vui mừng và biết ơn vô cùng!”.

Một trường hợp khó khăn khác cũng được Công an xã Tú An nhận làm con nuôi là em Đinh Thị Khem (SN 2011, trú tại làng Pơ Nang). Khem là con thứ 2 trong gia đình có 3 anh chị em. Bố mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nên em phải vừa học, vừa gánh vác công việc nhà. Thấu hiểu được hoàn cảnh đó, Công an xã Tú An đã nhận hỗ trợ em 300 ngàn đồng/tháng cùng sách vở, đồ dùng học tập. Ngoài ra, các cán bộ còn thường xuyên đến thăm hỏi, động viên để em có thêm niềm tin, động lực yên tâm học tập.

Khem chia sẻ: “Em thấy hạnh phúc vì được các chú Công an nhận làm con nuôi. Các chú không những hỗ trợ về mặt vật chất mà còn hướng dẫn em từng chút một từ việc học tập cho đến công việc nhà”.

Mô hình "Con nuôi Công an xã" ở Xã Tú An (thị xã An Khê) được người dân đồng tình ủng hộ. Ảnh: Hoàng Lộc

Mô hình "Con nuôi Công an xã" ở Xã Tú An (thị xã An Khê) được người dân đồng tình ủng hộ. Ảnh: Hoàng Lộc

Tú An là xã vùng ven của thị xã An Khê. Toàn xã có gần 1.400 hộ với trên 5.500 khẩu. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nhất là tại 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số gồm: làng Nhoi, Pơ Nang và Hòa Bình. Thiếu tá Nguyễn Xuân Hậu-Phó Trưởng Công an xã Tú An-thông tin: Trong quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng Công an xã nhận thấy tại 3 làng trên có nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi thống nhất, đơn vị quyết định chọn 3 em thuộc hộ nghèo ở 3 làng để nhận nuôi. Công an xã huy động các cán bộ đóng góp kinh phí để hỗ trợ mỗi em 300-500 ngàn đồng/tháng.

Đồng thời, hàng tuần, đơn vị phân công 3 cán bộ trực tiếp xuống tận nhà động viên, giúp đỡ các em trong cuộc sống và học tập. “Đến thời điểm hiện tại, 3 em được nhận nuôi đều có ý thức tự giác trong học tập và sinh hoạt hàng ngày”-Thiếu tá Hậu nhấn mạnh.

Trao đổi với P.V, Thượng tá Nguyễn Thành Huy-Trưởng Công an thị xã An Khê-cho biết: “Thời gian tới, Công an thị xã sẽ tính toán, nhân rộng mô hình này tại 10 xã, phường khác để hỗ trợ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, cuộc sống”.

Có thể bạn quan tâm

Để không phải nói 'giá như'

Để không phải nói 'giá như'

Vụ việc 3 cháu nhỏ tử vong trong vụ cháy nhà ở Đà Lạt mới đây một lần nữa báo động về việc người lớn phải bảo đảm an toàn cho trẻ em, đặc biệt trong mùa hè khi phần lớn trẻ nhỏ nghỉ học ở nhà.
Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ trao mô hình sinh kế nuôi heo đen cho 2 hộ nghèo

Đak Pơ trao mô hình sinh kế cho 4 hộ nghèo

(GLO)- Ngày 25-6, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã bàn giao các mô hình sinh kế cho 4 hộ nghèo. Đây là hoạt động nhằm thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Điểm tựa của bản làng

Điểm tựa của bản làng

(GLO)- “Điểm tựa của bản làng” là chủ đề của lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức tại Hà Nội mới đây

Trưởng thôn Rơ Châm Ó đi đầu trong phát triển kinh tế ở làng Bồ

Ông Rơ Châm Ó: Gương sáng làng Bồ

(GLO)-Gương mẫu, uy tín, tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa là nhận xét của bà con làng Bồ (Ia Yok, huyện Ia Grai) khi nhắc đến Trưởng thôn Rơ Châm Ó.
Tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế lên VNeID

Tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế lên VNeID

(GLO)- TTXVN cho biết, từ ngày 1-7 tới, tài khoản định danh điện tử VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó có việc tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế lên VNeID.
.

Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

(GLO)- Nhờ những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thôn Bối (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.