Gia Lai: Triển khai các nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp năm 2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch vừa ký công văn số 1284/UBND-KGVX gửi các sở, ban, ngành; UBND các địa phương thuộc tỉnh; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai các nhiệm vụ giáo dục nghề nghiệp năm 2024.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh truyền thông về giáo dục nghề nghiệp, công tác phân luồng học sinh vào giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt; đa dạng hóa các nghề đào tạo (nhất là các ngành: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp năng lượng tái tạo và du lịch); khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh kết nối với doanh nghiệp tham gia vào chương trình đào tạo để đáp ứng các yêu cầu, điều kiện của doanh nghiệp về lao động; gắn kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh; triển khai có hiệu quả các nội dung thành phần, tiểu dự án về giáo dục nghề nghiệp thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Các lao động đã có thể làm nghề sau khi được đào tạo tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Kbang. Ảnh: Hà Duy
Các lao động đã có thể làm nghề sau khi được đào tạo tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Kbang. Ảnh: Hà Duy

Ban Dân tộc được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương để hướng dẫn thực hiện nội dung hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo dân tộc kinh sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp chưa có hoặc thiếu đất sản xuất theo Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm năm 2024; điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động nông thôn trên địa bàn để đào tạo nghề cho người lao động; điều tra, khảo sát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để gắn kết công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho các đối tượng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia;

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng, cập nhật bổ sung chương trình, đổi mới phương thức đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động; đẩy mạnh tổ chức đào tạo các chương trình trọng điểm, đào tạo thường xuyên, đào tạo lại và các hình thức đào tạo từ xa, vừa làm vừa học; rà soát, bổ sung các điều kiện đảm bảo chất lượng về đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực và quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Tiếp nhận tài trợ 2 màn hình tương tác Smart Educational AIO machine phục vụ giảng dạy

Pleiku: Tiếp nhận tài trợ 2 màn hình tương tác Smart Educational AIO machine phục vụ giảng dạy

(GLO)- Ngày 24-9, tại Trường THCS Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), UBND TP. Pleiku đã tiếp nhận hỗ trợ thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy giáo án điện tử về an toàn giao thông học đường trong chuỗi chương trình của Quỹ phòng chống thương vong Châu Á (AIP).

Dạy học môn tích hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Còn khó khăn, vướng mắc

Dạy học môn tích hợp theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Còn khó khăn, vướng mắc

(GLO)- Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bậc THCS xây dựng 2 môn tích hợp mới gồm môn Khoa học tự nhiên (tích hợp các môn Sinh học, Hóa học, Vật lý) và môn Lịch sử và địa lý. Trên thực tế, việc triển khai giảng dạy 2 môn này đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Lợi ích khi cho trẻ học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng”

Lợi ích khi cho trẻ học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng”

(GLO)- Trong thời đại toàn cầu hóa, việc học tiếng Anh trong giai đoạn “vàng” (từ 4-6 tuổi) đã trở thành chìa khóa phát triển bản thân trẻ em trong độ tuổi này, giúp nuôi dưỡng niềm yêu thích tiếng Anh, nâng cao tư duy logic, tư duy phân tích và khả năng thể hiện ý tưởng sáng tạo.