Hội thảo khoa học về thực trạng di sản Hán-Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 23-5, Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học về thực trạng di sản Hán-Nôm; giá trị, đặc điểm, các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản này trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành; các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử, văn hoá và các chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Hán-Nôm (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Viện Khoa học-Xã hội vùng Nam Bộ.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Tại hội thảo, các đại biểu trình bày báo cáo về thực trạng sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai; mạng lưới phân bố và lưu trữ di sản; giới thiệu các bộ sưu tập ảnh hiện vật có văn tự Hán-Nôm; ý nghĩa và đóng góp của việc sưu tầm, khai thác tư liệu Hán-Nôm trong tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử-văn hoá Gia Lai; các khái niệm về “di sản Hán Nôm”.

Hội thảo cũng giới thiệu hệ thống sắc phong, tín ngưỡng thờ nữ thần, một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán-Nôm tại Gia Lai.

Tiến sĩ Đỗ Thị Bích Tuyển-Viện Nghiên cứu Hán-Nôm phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Tiến sĩ Đỗ Thị Bích Tuyển-Viện Nghiên cứu Hán-Nôm phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Minh Châu

Hội thảo nhằm báo cáo một số kết quả thực hiện đề tài cấp tỉnh “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hán-Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai” do Bảo tàng tỉnh Gia Lai chủ trì, Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn-chủ nhiệm đề tài.

Đồng thời đánh giá thực trạng sưu tầm, giới thiệu, nghiên cứu di sản Hán-Nôm, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị di sản này trên địa bàn tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

Gương mặt thơ: Huỳnh Dũng Nhân

(GLO)- Người thì gọi ông là “sói phóng sự”, người phong “vua phóng sự”, đều để nói ông là một nhà báo tầm cỡ của làng báo Việt. Từng là nhà báo trực tiếp viết báo, là Tổng Biên tập Tạp chí Nghề báo, là thầy dạy báo chí cho mấy trường đại học... nhưng khi về hưu, ông lại chăm chỉ làm thơ và vẽ.

Ngôi nhà trên đồi cao

Ngôi nhà trên đồi cao

(GLO)- Ngày bé, tôi sống cùng bố trong một căn nhà gỗ nằm trên đồi cao ở gần khu rừng Đak Krong, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Khi đó, bố tôi là nhân viên lâm nghiệp. Chỉ khi đến Tết, bố mới về với gia đình. Vì vậy, cứ vào dịp nghỉ hè là tôi lại được vào thăm bố và ở trong ngôi nhà đó cho hết mùa hè.

Bên ghè rượu cần

Lòng hiếu khách của người Tây Nguyên xưa

(GLO)- Làng của người Tây Nguyên xưa thường quần cư, cố kết theo từng lãnh địa khu biệt và ở thế cô lập, khép kín. Khoảng cách giữa làng này và làng kia khá xa, có khi cách nhau hàng chục cây số. Thế nhưng, với lòng hiếu khách, giữa các làng luôn có sự thân thiết, giao hảo.

Khu vườn nhà ngoại

Khu vườn nhà ngoại

(GLO)- Một lần, tôi đưa con đến nhà bạn chơi, 2 đứa con tôi như bị thôi miên với khoảng vườn rộng 200 m2 có khá nhiều loại cây trái. Nhìn các con, tôi lại nhớ tới vườn cây của ngoại với biết bao kỷ niệm.
Củi ngo

Củi ngo

Gần đây, có bạn viết trẻ bất ngờ hỏi tôi: Người Bahnar gọi cây thông là “ngol” hay “hngo”? Tôi cười trả lời đại ý: Cả người Bahnar và người Jrai đều gọi cây thông, gỗ thông là “ngo”.
Hiện nay, nhiều người dân ở Quảng Nam trồng cây duối ngay cạnh cổng nhà

“Cây duối là cây duối ơi”

(GLO)- Theo lời của người già trong xóm thì loài duối cũng có cây đực, cây cái nhưng rất khó phân biệt. Chỉ đợi đến khi cây nào trưởng thành mà đơm hoa kết trái thì mới biết đó là cây cái.
Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.