Emagazine

E-magazine Người giải mã văn tự cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Văn tự cổ thuộc về di sản tư liệu chữ viết, như văn bia, sắc phong, hoành phi, câu đối, giấy tờ đất, sách thuốc, kinh thư… viết bằng chữ Hán, chữ Nôm do người xưa để lại. Lịch sử di cư và tụ cư của người Việt trên vùng đất Gia Lai suốt nhiều thế kỷ qua đã để lại một kho tàng, tài sản quý báu như vậy. Việc tìm kiếm chứng cứ, gốc gác một vùng đất, vùng văn hóa không thể tách rời với nguồn di sản tư liệu này. Số lượng tư liệu chữ viết cổ hiện nay tại Gia Lai còn khá lớn, được lưu giữ trong các đình miếu, chùa chiền, nhà cổ và trong dân gian. Trong thời gian dài, do ít người thông thạo Hán-Nôm nên việc nghiên cứu, giải mã nguồn tư liệu cổ này chưa đạt được nhiều kết quả và phát hiện như mong đợi.

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bước vào thế giới văn tự cổ tại Gia Lai từ năm 2018, khi khảo sát thực địa thực hiện hồ sơ di tích cấp tỉnh cụm đình miếu Tân Lai-Tân Chánh, đình Tân An và miếu Thanh Minh tại thị xã An Khê. Bắt đầu từ đây, anh có những phát hiện mới mẻ về lịch sử, văn hóa của cộng đồng người Kinh cư trú lâu đời nhất vùng Đông Gia Lai là An Khê, Đak Pơ.

Từ giữa năm 2021, Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bắt đầu công bố các phát hiện từ việc khai thác, giải mã di sản văn tự cổ trên Báo Gia Lai và trang thông tin điện tử Bảo tàng tỉnh. Theo đó, nhiều thông tin quan trọng và thú vị về lịch sử, văn hóa vùng An Khê được hé lộ. Tại Đak Pơ, anh phát hiện sắc phong thần Núi duy nhất được lưu giữ tại đình Chí Công. Địa điểm còn giữ được nhiều sắc thần nhất là đình An Thuận. Đình Chí Thành là nơi lưu giữ 2 đạo sắc thần cuối cùng triều đình nhà Nguyễn phong cho Gia Lai.

Tại An Khê, Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn phát hiện mảnh giấy cũ bị lãng quên trong hòm sắc nhưng lại chứa đựng thông tin quý giá về đạo sắc thần đã mất tại đình An Khê. Hay thông qua việc giải mã nội dung các bài văn tế cổ nhất của Gia Lai hiện còn tại miếu An Xuyên, anh đã giúp các bô lão nơi đây tìm lại tín ngưỡng thờ Thủy Thần độc đáo của cư dân làng chài bên bờ sông Ba bị thất truyền. Tìm hiểu hệ thống phân bố đình miếu tại An Khê, anh phát hiện ra mối quan hệ đặc biệt giữa các di tích trong việc phản ánh quá trình lập làng cũng như mạng lưới tín ngưỡng dân gian thuộc cụm di tích của thôn An Khê, thôn Cửu An. Từ những phát hiện, anh đã thực hiện và cung cấp thông tin tư liệu để bổ sung 6 điểm di tích vào hồ sơ Quần thể di tích quốc gia đặc biệt Tây Sơn Thượng đạo. Còn tại Krông Pa, anh phát hiện nhiều thông tin có tính thay đổi căn bản nhận thức cũ liên quan đến đền thờ tiền hiền làng Phú Cần, góp phần bổ sung nguồn tư liệu quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử di cư, khai hoang, lập làng của người Kinh buổi đầu ở vùng đất hạ du sông Ba.

Vừa qua, Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn được Viện Nghiên cứu Hán Nôm mời trình bày tham luận về hệ thống sắc thần của Gia Lai tại hội nghị nghiên cứu Hán Nôm toàn quốc diễn ra ở Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên di sản Hán Nôm Gia Lai được biết đến một cách rộng rãi trong giới chuyên gia, các nhà khoa học trên cả nước.

Riêng về di tích cấp tỉnh, anh đã tham gia nghiên cứu, lập hồ sơ 16 đình miếu các loại tại An Khê, Krông Pa.

Năm 2022, Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn đề xuất và được giao chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Việc khảo sát tổng thể này rất nặng nhọc vì triển khai diện rộng, nhưng nó là cách nhanh nhất để có cái nhìn tổng thể về di sản tư liệu chữ viết cổ, xây dựng kho dữ liệu lớn làm nền tảng vững chắc cho các nghiên cứu chuyên sâu về sau. Nhờ kết quả thu được từ cuộc tổng điều tra di sản tư liệu chữ viết này mà các nhận định, đánh giá về đối tượng nghiên cứu của anh có độ tin cậy, thuyết phục hơn.

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn lớn lên tại vùng An Phú, TP. Pleiku. Sau này, anh học tập và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, trở thành chuyên gia lý luận văn học và văn hóa truyền thống của Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam). Anh đã công bố hàng trăm bài nghiên cứu, dịch thuật, đề tài chuyên môn khi ở Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. Năm 2020, anh xin chuyển công tác về Bảo tàng tỉnh. Ban đầu ý định của anh là để gần nhà và để đỡ “nặng đầu” vì công việc nghiên cứu khoa học nhọc nhằn. Nhưng không ngờ thực tế địa phương lại khiến “bệnh nghề nghiệp” và khát vọng khám phá trong anh trỗi dậy, đến mức “còn nhức đầu hơn cả khi ở trỏng” như anh chia sẻ.

Ông Lê Văn Hương-Trưởng ban Quản lý cụm di tích cấp tỉnh đình miếu Tân Lai-Tân Chánh (thị xã An Khê) cho biết: “Tất cả những gì tiền nhân để lại đều ở dạng văn tự Hán-Nôm. Trong khi lớp người biết loại chữ này trên vùng đất An Khê rất hiếm hoi. Phần lớn những người trông coi các đình, miếu hiện nay như chúng tôi đều không biết ngôn ngữ cổ này. Do đó, Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn đã đóng góp rất lớn khi dịch thuật, giải nghĩa những thông tin quan trọng, làm sáng tỏ giá trị văn hóa, lịch sử, giúp chúng tôi và thế hệ con cháu hiểu rõ gốc gác, lai lịch của mình. Nhờ có anh, nhiều văn bản Hán-Nôm được các thế hệ “ông từ giữ đình” lưu giữ hàng thế kỷ qua mới được làm sáng rõ”.

Khi nói về văn hóa Gia Lai, Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn nhìn về phía núi lửa Chư Đang Ya tâm sự: “Đây là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, như hình dáng và sắc màu ngọn núi lửa kia, dù đã được những người đi trước tìm hiểu, khám phá hàng trăm năm qua, nhưng vẫn là khu rừng rộng lớn, nhiều tiềm năng chờ đón những nghiên cứu mới, phát hiện mới. Những người đi sau còn vô vàn cơ hội để góp sức mình, nếu có tình yêu và sự kiên trì với vùng đất này”.

Hiện số người nghiên cứu khoa học trẻ ở Gia Lai khá hiếm hoi, lại chưa được tập hợp để phát huy sức mạnh trí tuệ. Bản thân người làm nghiên cứu văn hóa muốn có kết quả, đóng góp mới so với thế hệ trước phải thực sự nỗ lực, trước tiên cần khắc phục nhược điểm, hạn chế về ngôn ngữ. Ví dụ muốn nghiên cứu văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số ở Gia Lai thì cần thông thạo tiếng Jrai, Bahnar; nghiên cứu văn hóa người Kinh phải đọc dịch được văn tự Hán Nôm. Nhưng như vậy chưa đủ, còn phải giỏi ít nhất một ngoại ngữ lớn để cập nhật các phương pháp, lý thuyết nghiên cứu mới trên thế giới, từ đó ứng dụng vào thực tế thì mới đem nghiên cứu của mình đi xa và không bị lạc hậu. Đây là điều kiện căn bản mà người nghiên cứu phải tự trang bị đầy đủ cho mình trên con đường làm khoa học. Nếu không, những người đi sau khó có đóng góp mới so với những người đi trước.

Có thể vì những hạn chế đã nêu mà những năm gần đây, Gia Lai thiếu vắng những công trình khoa học về văn hóa, lịch sử của người trẻ. Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn chia sẻ: “Có nhiều vấn đề, nhiều khoảng trống trong nghiên cứu ở Gia Lai cần được bù lấp, trong khi lại rất thiếu những người đủ điều kiện tiếp cận và khám phá chúng. Tỉnh Gia Lai cần xây dựng chính sách đãi ngộ, thu hút những chuyên gia, nhà khoa học, nhất là người trẻ có trình độ, năng lực để họ đóng góp xây dựng tỉnh nhà. Thành tựu khoa học là nguồn lực, nền tảng để phát triển mọi vấn đề của xã hội một cách bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Chờ đón mùa hoa trên núi

E-magazineChờ đón mùa hoa trên núi

(GLO)- Mùa hoa dã quỳ sắp về trên ngọn núi lửa triệu năm tuổi Chư Đang Ya. Nhiều du khách gần xa đang đón đợi để được đắm mình trong sắc hoa và không khí lễ hội hấp dẫn, đậm nét bản sắc cao nguyên tại Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2024, diễn ra từ ngày 6 đến 12-11.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

Góp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

E-magazineGóp sức cho du lịch Gia Lai “cất cánh”

(GLO)- Gia Lai là vùng đất giàu tiềm năng, song vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện kinh tế-xã hội và đặc thù địa lý để ngành du lịch “cất cánh” mạnh mẽ. Điều này cũng đặt ra cho những người làm kinh doanh dịch vụ không ít thách thức.
Trồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

E-magazineTrồng rừng: Cái khó bó... tiến độ

(GLO)- Tiến độ trồng rừng của tỉnh năm 2024 đang rất chậm. Nguyên nhân là bởi mùa mưa đến muộn, lượng mưa thấp hơn so với trung bình nhiều năm cộng với việc các địa phương, đơn vị chủ rừng chưa được phân bổ nguồn vốn theo kế hoạch.
“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.