Giám sát về tình hình lao động được tạo việc làm mới và tỷ lệ lao động qua đào tạo tại huyện Phú Thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 9-5, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh hàng năm về số lao động được tạo việc làm mới và tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện Phú Thiện, giai đoạn 2021-2023.

Đoàn giám sát do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn; tham gia đoàn có các thành viên của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh và đại diện một số sở, ban, ngành liên quan.

Theo báo cáo, từ năm 2021 đến 2023, toàn huyện Phú Thiện đã đào tạo nghề cho 737 lao động nông thôn thời gian dưới 3 tháng với các nghề như: nuôi và phòng bệnh cho trâu, bò; kỹ thuật trồng khoai lang, sắn; kỹ thuật về thú y; sửa chữa máy nông nghiệp công suất nhỏ; điện dân dụng.

Toàn cảnh buổi giám sát. Ảnh: Đinh Yến
Toàn cảnh buổi giám sát. Ảnh: Đinh Yến

Đồng thời, mỗi năm huyện giải quyết việc làm cho 3.000 lao động trong và ngoài huyện. Huyện cũng đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2021 giải ngân cho 213 lao động vay hơn 9 tỷ đồng; năm 2022 cho 389 lao động vay hơn 19 tỷ đồng; năm 2023 cho 676 lao động vay hơn 36 tỷ đồng. Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh mở 4 phiên giao dịch việc làm, thu hút hơn 400 người lao động tham gia.

Về triển khai thực hiện dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Tiểu dự án 3-Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2022 đến nay trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả. Theo đó, có gần 1.000 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề; trên 90% học viên sau khi học nghề tự tạo được việc làm, giúp tăng thu nhập.

Tuy nhiên, địa phương còn tồn tại một số hạn chế như công tác đào tạo nghề chưa gắn với việc giải quyết việc làm nên chưa thu hút được nhiều lao động học nghề và công tác tạo việc làm mới chỉ đạt tỷ lệ 70% trên tổng số người học; chế độ hỗ trợ người học còn thấp. Cùng với đó, một số cơ quan, đơn vị ở huyện còn thiếu chủ động trong việc nghiên cứu, nắm bắt, đề xuất triển khai các ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu của người lao động.

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát yêu cầu huyện Phú Thiện làm rõ thêm các số liệu trong báo cáo; vốn vay giải quyết việc làm cho lao động; những hạn chế, tồn tại ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện khi có Đề án giải thể theo Kế hoạch số 3103/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 31-12-2022. Mặt khác, huyện không có cơ sở giáo dục nghề nghiệp nên chưa thực hiện được việc đánh giá, công nhận trình độ kỹ năng cho người lao động.

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, thay mặt đoàn công tác, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Huỳnh Thế Mạnh ghi nhận những cố gắng của địa phương trong việc đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho lao động nông thôn. Thời gian tới, huyện Phú Thiện nên phát huy thế mạnh của mình để phối hợp với các cơ sở đào tạo để dạy nghề và tạo việc làm mới cho người lao động, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và giải quyết việc làm tại địa phương.

Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh cũng đề nghị UBND huyện Phú Thiện cần hoàn thiện lại báo cáo để thống nhất số liệu; bổ sung số liệu về chỉ tiêu lao động được đào tạo, lao động được tạo việc làm hàng năm làm kết quả phân tích, dự báo về nguồn nhân lực của địa phương.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Huỳnh Thế Mạnh (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra tình hình thực tế tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Phú Thiện. Ảnh: Đinh Yến
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Huỳnh Thế Mạnh (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra tình hình thực tế tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Phú Thiện. Ảnh: Đinh Yến

Riêng về những tồn tại của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện, nên xem xét lại, giải thể hay xây dựng lại Trung tâm để hoạt động. Sau buổi giám sát này, UBND huyện Phú Thiện cần có văn bản kiến nghị với UBND tỉnh trả lời rõ là giải thể hay tiếp tục duy trì hoạt động.

Có thể bạn quan tâm

An Khê truy điệu và an táng 5 hài cốt liệt sĩ

An Khê truy điệu và an táng 5 hài cốt liệt sĩ

(GLO)-

Sáng 27-9, tại Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê trang trọng tổ chức lễ truy điệu và an táng 5 hài cốt liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến: Nhiều tiện ích

Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tuyến, nhiều tiện ích

(GLO)- Để tiết kiệm chi phí, thời gian trong giải quyết thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ người lao động trong quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Đìu hiu chợ xã Ia Hla

Đìu hiu chợ xã Ia Hla

(GLO)- Chỉ sau khoảng 3 tháng đi vào hoạt động, hầu hết tiểu thương đã rời chợ xã Ia Hla (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) để chuyển đến buôn bán tại những điểm đông dân. Tình trạng này khiến chợ xây dựng tiền tỷ trở nên đìu hiu, vắng bóng tiểu thương và vô cùng lãng phí.

Khi mưa bão đi qua

Khi mưa bão đi qua

(GLO)- Sau mỗi lần mưa bão, đứng trước cảnh tượng đổ nát hoang tàn, lòng tôi chỉ thấy dâng ngập những nỗi xót xa.
Ia Khươl quan tâm giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Ia Khươl quan tâm giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Xã Ia Khươl (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có 1.943 hộ với 7.989 khẩu, trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 80%. Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, hệ thống chính trị xã tập trung triển khai nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất gắn với công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.

Rmah H’Byên: Nữ công nhân cao su tận tụy với nghề

Rmah H’Byên: Nữ công nhân cao su tận tụy với nghề

(GLO)-

Tròn 15 năm gắn bó với cây cao su, Rmah H’Byên không chỉ là công nhân có bàn tay vàng của Công ty TNHH một thành viên 74 (Công ty 74) mà chị còn tận tâm giúp đỡ hàng chục công nhân người đồng bào dân tộc thiểu số biết cách cạo và cạo mủ cao su giỏi.

Huy động nguồn lực giúp hộ nghèo an cư

Huy động nguồn lực giúp hộ nghèo an cư

(GLO)- Những năm gần đây, các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực huy động các nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Nhờ đó, hàng ngàn hộ nghèo được an cư và có động lực để phấn đấu vươn lên.