Giám sát về tình hình lao động được tạo việc làm mới và tỷ lệ lao động qua đào tạo tại huyện Phú Thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 9-5, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh hàng năm về số lao động được tạo việc làm mới và tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện Phú Thiện, giai đoạn 2021-2023.

Đoàn giám sát do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn; tham gia đoàn có các thành viên của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh và đại diện một số sở, ban, ngành liên quan.

Theo báo cáo, từ năm 2021 đến 2023, toàn huyện Phú Thiện đã đào tạo nghề cho 737 lao động nông thôn thời gian dưới 3 tháng với các nghề như: nuôi và phòng bệnh cho trâu, bò; kỹ thuật trồng khoai lang, sắn; kỹ thuật về thú y; sửa chữa máy nông nghiệp công suất nhỏ; điện dân dụng.

Toàn cảnh buổi giám sát. Ảnh: Đinh Yến
Toàn cảnh buổi giám sát. Ảnh: Đinh Yến

Đồng thời, mỗi năm huyện giải quyết việc làm cho 3.000 lao động trong và ngoài huyện. Huyện cũng đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ vay vốn tạo việc làm cho lao động nông thôn. Năm 2021 giải ngân cho 213 lao động vay hơn 9 tỷ đồng; năm 2022 cho 389 lao động vay hơn 19 tỷ đồng; năm 2023 cho 676 lao động vay hơn 36 tỷ đồng. Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh mở 4 phiên giao dịch việc làm, thu hút hơn 400 người lao động tham gia.

Về triển khai thực hiện dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Tiểu dự án 3-Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2022 đến nay trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả. Theo đó, có gần 1.000 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề; trên 90% học viên sau khi học nghề tự tạo được việc làm, giúp tăng thu nhập.

Tuy nhiên, địa phương còn tồn tại một số hạn chế như công tác đào tạo nghề chưa gắn với việc giải quyết việc làm nên chưa thu hút được nhiều lao động học nghề và công tác tạo việc làm mới chỉ đạt tỷ lệ 70% trên tổng số người học; chế độ hỗ trợ người học còn thấp. Cùng với đó, một số cơ quan, đơn vị ở huyện còn thiếu chủ động trong việc nghiên cứu, nắm bắt, đề xuất triển khai các ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu của người lao động.

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát yêu cầu huyện Phú Thiện làm rõ thêm các số liệu trong báo cáo; vốn vay giải quyết việc làm cho lao động; những hạn chế, tồn tại ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện khi có Đề án giải thể theo Kế hoạch số 3103/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 31-12-2022. Mặt khác, huyện không có cơ sở giáo dục nghề nghiệp nên chưa thực hiện được việc đánh giá, công nhận trình độ kỹ năng cho người lao động.

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, thay mặt đoàn công tác, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Huỳnh Thế Mạnh ghi nhận những cố gắng của địa phương trong việc đào tạo nghề và tạo việc làm mới cho lao động nông thôn. Thời gian tới, huyện Phú Thiện nên phát huy thế mạnh của mình để phối hợp với các cơ sở đào tạo để dạy nghề và tạo việc làm mới cho người lao động, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và giải quyết việc làm tại địa phương.

Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh cũng đề nghị UBND huyện Phú Thiện cần hoàn thiện lại báo cáo để thống nhất số liệu; bổ sung số liệu về chỉ tiêu lao động được đào tạo, lao động được tạo việc làm hàng năm làm kết quả phân tích, dự báo về nguồn nhân lực của địa phương.

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Huỳnh Thế Mạnh (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra tình hình thực tế tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Phú Thiện. Ảnh: Đinh Yến
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Huỳnh Thế Mạnh (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra tình hình thực tế tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Phú Thiện. Ảnh: Đinh Yến

Riêng về những tồn tại của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện, nên xem xét lại, giải thể hay xây dựng lại Trung tâm để hoạt động. Sau buổi giám sát này, UBND huyện Phú Thiện cần có văn bản kiến nghị với UBND tỉnh trả lời rõ là giải thể hay tiếp tục duy trì hoạt động.

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.