Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2023-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sáng 22-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2023-2024; tổ chức phát động, ký cam kết chấp hành pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ 2023-2024.

Dự hội nghị có Trung tá Ksor H’Bơ Khắp-Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan; đại diện lãnh đạo UBND huyện Kbang, Kông Chro, Đak Pơ, thị xã An Khê, Công an các huyện, thị xã cùng hơn 100 hộ sản xuất mía có phương tiện vận chuyển.

Đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Gia Lai, Công an huyện, thị xã, Nhà máy Đường An Khê cùng đại diện doanh nghiệp kinh doanh vận tải ký quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, niên vụ 2023-2024. Ảnh: Ngọc Minh

Đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Gia Lai, Công an huyện, thị xã, Nhà máy Đường An Khê cùng đại diện doanh nghiệp kinh doanh vận tải ký quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, niên vụ 2023-2024. Ảnh: Ngọc Minh

Ông Nguyễn Hoàng Phước-Phó Giám đốc Nhà máy Đường An Khê cho biết: Những năm qua, Nhà máy đã chú trọng đầu tư bổ sung nhiều hạng mục trang-thiết bị. Đến nay, công suất của Nhà máy đạt 18.000 tấn mía/ngày. Từ năm 2020 đến nay, Nhà máy đã phát triển vùng nguyên liệu mía từ 17.500 ha lên gần 30.000 ha trên địa bàn 4 huyện, thị xã phía Đông tỉnh. Dự kiến niên vụ sản xuất năm nay, Nhà máy sẽ ép hơn 2 triệu tấn mía.

Nhà máy sẽ triển khai thực hiện niên vụ mía 2023-2024 vào 28-11-2023 và kéo dài đến ngày 30-4-2024. Nhà máy đưa ra giá thu mua 1,1 triệu đồng/tấn mía 10 chữ đường tại ruộng. Nhà máy cũng sẽ hỗ trợ đầu vụ 20 ngàn đồng/tấn mía thuần (mía chưa tính chữ đường). Giá cước vận chuyển bình quân 160 ngàn đồng/tấn về đến Nhà máy (tùy theo cự ly bến bãi xa, gần mà giá cước Nhà máy sẽ trả khác nhau).

Để chủ động thu mua mía của người dân, Nhà máy sẽ ưu tiên thu mua mía trên địa bàn huyện Kông Chro, sau đó đến một số xã của huyện Đak Pơ, Kbang và thị xã An Khê.

Đối với phương tiện, Nhà máy không ký hợp đồng vận chuyển với những xe ô tô hết hạn sử dụng. Xe vận chuyển mía về Nhà máy phải có phiếu thu hoạch do Nhà máy cấp; chở đúng trọng tải, chất gọn gàng, không cơi nới thùng, chiều cao thùng đúng quy định của pháp luật.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ngọc Minh

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ngọc Minh

Tại hội nghị, các đại biểu tham gia một số ý kiến liên quan đến việc thu mua mía sao cho hợp lý, tránh dồn ứ vào cuối vụ; thường xuyên cập nhật thông tin tiến độ thu mua mía để người dân biết; việc vận chuyển mía, phiếu đốn…

Dịp này, Công an tỉnh Gia Lai phối hợp với Nhà máy Đường An Khê tổ chức phát động, ký cam kết chấp hành pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ 2023-2024.

Theo đó, Công an các huyện, thị xã chủ động phối hợp với Nhà máy Đường An Khê, hợp tác xã, doanh nghiệp vận tải tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công nhân viên của Nhà máy và lái xe chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong quá trình thu mua, vận chuyển mía để niên vụ mía 2023-2024 an toàn, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.