Đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử: Chư Prông “về đích” sớm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, chiến dịch “50 ngày đêm” tuyên truyền, đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện (từ ngày 1-9 đến 20-10-2023) tại huyện Chư Prông đã đạt kết quả ấn tượng. Theo đó, huyện đã hoàn thành kế hoạch trước 3 ngày và là địa phương thứ 3 trong tỉnh “về đích” sớm so với kế hoạch của UBND tỉnh Gia Lai.

Thực hiện chiến dịch “50 ngày đêm” tuyên truyền, đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện, UBND huyện Chư Prông đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và cả hệ thống chính trị phối hợp với Công an huyện huy động tối đa nhân lực, phương tiện vào cuộc. Các cơ quan, đơn vị đã chia sẻ 350 lượt bài viết trên các trang mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng; phát 1.250 tờ rơi tuyên truyền lợi ích cũng như cách thức đăng ký, kích hoạt tài khoản đến từng hộ gia đình; lồng ghép tuyên truyền, kích hoạt tài khoản trong các buổi họp thôn, làng, tổ dân phố và trường học cho 5.389 người…

Lực lượng Công an phối hợp hệ thống chính trị ở cơ sở hướng dẫn người dân cài đặt tài khoản định danh điện tử. Ảnh: N.H

Lực lượng Công an phối hợp hệ thống chính trị ở cơ sở hướng dẫn người dân cài đặt tài khoản định danh điện tử. Ảnh: N.H

Đặc biệt, huyện đã thành lập 146 tổ kích hoạt tài khoản định danh điện tử tại 146 thôn, làng, tổ dân phố với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt; đồng thời, hướng dẫn người dân cách khai thác, sử dụng tài khoản định danh điện tử trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giao dịch dân sự và các tiện ích khác được tích hợp. Trong đó, huyện yêu cầu 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu đi đầu trong đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Ngoài ra, huyện thành lập 2 tổ lưu động thu nhận hồ sơ đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại 20/20 xã, thị trấn. Hàng ngày, các đơn vị theo dõi, thống kê, đánh giá kết quả của từng xã, thị trấn báo cáo UBND huyện theo dõi, chỉ đạo.

Bà Trần Thị Thu Hiền-Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn-cho hay: Xã tập trung tuyên truyền về tiện ích của tài khoản định danh điện tử trên loa đài, thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo; rà soát những người chưa kích hoạt và tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt. Đồng thời, xã thành lập 7 tổ công tác tại 7 thôn, làng với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, thông báo người dân đến hội trường thôn hoặc đến từng gia đình để hướng dẫn thực hiện cài đặt, kích hoạt tài khoản. Ngoài ra, xã cũng thành lập 1 tổ thường trực tại trụ sở UBND xã để khi người dân đến liên hệ làm thủ tục hành chính thì vận động, hướng dẫn cài đặt.

Bà Trịnh Thị Kim Ngân (thôn Đồng Tâm, xã Bàu Cạn) chia sẻ: “Có cán bộ thôn đến tận nhà hướng dẫn, 3 người trong gia đình tôi đã kích hoạt thành công tài khoản định danh điện tử. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được hướng dẫn cách sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính”.

Theo Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn: “Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, xã Bàu Cạn là địa phương đầu tiên của huyện về đích trước 2 ngày theo kế hoạch với tổng số 2.397 tài khoản được kích hoạt (đạt chỉ tiêu giao). Kết thúc chiến dịch, toàn xã có 2.591 tài khoản được kích hoạt, đạt 108,1%. Đến nay, toàn xã có tổng cộng 2.623 tài khoản đã kích hoạt”.

Các cơ quan, đơn vị làm việc cả ban đêm để đạt kết quả cao nhất. Ảnh: Nhật Hào

Các cơ quan, đơn vị làm việc cả ban đêm để đạt kết quả cao nhất. Ảnh: Nhật Hào

Còn ông Ngô Ngọc Tiến-Chủ tịch UBND xã Ia Mơr thì thông tin: Khi triển khai chiến dịch, xã gặp khó khăn vì nhiều công dân sử dụng sim điện thoại chưa chính chủ, chưa có điện thoại thông minh, nhiều hộ sống rải rác tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, cấp ủy, chính quyền xã đã quyết liệt chỉ đạo cả hệ thống chính trị phối hợp với Công an xã vào cuộc tuyên truyền; thành lập các tổ công tác tại thôn, làng để đến tận nhà vận động và hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Nhờ đó, kết thúc chiến dịch, xã có 1.117 công dân kích hoạt thành công tài khoản định danh mức độ 1, mức độ 2, đạt 117,8% kế hoạch giao.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Tạo-Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 06 huyện Chư Prông-cho biết: Tính đến ngày 22-10-2023, toàn huyện có 60.522 trường hợp đã đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1, mức độ 2, trong đó, 48.517 trường hợp đã kích hoạt thành công, đạt 104,5% chỉ tiêu được giao. Với kết quả này, huyện hoàn thành chỉ tiêu giao trước 3 ngày và là địa phương thứ 3 trong toàn tỉnh về “đích sớm” theo kế hoạch của UBND tỉnh. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục rà soát, hỗ trợ các công dân đủ điều kiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử; đồng thời, tăng cường hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, góp phần phục vụ có hiệu quả nhóm tiện ích phát triển công dân số của Đề án 06.

Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn vốn dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư đường giao thông từ quốc lộ 14C đến đường tuần tra biên giới đi qua làng Bi và làng Kloong (xã Ia O) đang được triển khai sửa chữa. Ảnh: Lê Nam

Dự án sắp xếp, ổn định dân cư-“Điểm tựa” giúp người dân ổn định cuộc sống

(GLO)- Việc triển khai dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là điểm tựa giúp người dân làng Yom (xã Ia Khai) và khu vực biên giới xã Ia O ổn định cuộc sống.
Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

Khởi sắc nông thôn mới ở thôn Bối

(GLO)- Nhờ những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thôn Bối (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

Về làng “quanh năm ăn cơm nếp”

(GLO)- Đó là làng Díp, xã Ia Kreng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Theo anh Phạm Thanh Xuân-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Kreng, cách đây vài năm, đoàn quay phim của VTV Travel đã về làng Díp thực hiện phóng sự “Ở ngôi làng quanh năm ăn cơm nếp”. 

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng trao đổi với các già làng về công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới

Già làng góp sức bảo vệ biên giới Ia Mơ

(GLO)- Bằng những việc làm thiết thực, 2 già làng ở xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) là ông Rơ Lan Hlết (SN 1963, làng Klah) và bà Ksor H’Blâm (SN 1945, làng Krông) đã góp sức với lực lượng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự ở khu vực biên giới.

Hội LHPN huyện Chư Sê đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng, góp phần thay đổi nhận thức của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Sê phát huy vai trò tổ truyền thông cộng đồng

(GLO)- Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ truyền thông cộng đồng; đa dạng hóa hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nội dung, từng đối tượng; được đông đảo người dân đón nhận và bước đầu đem lại những kết quả khả quan.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).