Đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử: Chư Prông “về đích” sớm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, chiến dịch “50 ngày đêm” tuyên truyền, đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện (từ ngày 1-9 đến 20-10-2023) tại huyện Chư Prông đã đạt kết quả ấn tượng. Theo đó, huyện đã hoàn thành kế hoạch trước 3 ngày và là địa phương thứ 3 trong tỉnh “về đích” sớm so với kế hoạch của UBND tỉnh Gia Lai.

Thực hiện chiến dịch “50 ngày đêm” tuyên truyền, đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện, UBND huyện Chư Prông đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và cả hệ thống chính trị phối hợp với Công an huyện huy động tối đa nhân lực, phương tiện vào cuộc. Các cơ quan, đơn vị đã chia sẻ 350 lượt bài viết trên các trang mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng; phát 1.250 tờ rơi tuyên truyền lợi ích cũng như cách thức đăng ký, kích hoạt tài khoản đến từng hộ gia đình; lồng ghép tuyên truyền, kích hoạt tài khoản trong các buổi họp thôn, làng, tổ dân phố và trường học cho 5.389 người…

Lực lượng Công an phối hợp hệ thống chính trị ở cơ sở hướng dẫn người dân cài đặt tài khoản định danh điện tử. Ảnh: N.H

Lực lượng Công an phối hợp hệ thống chính trị ở cơ sở hướng dẫn người dân cài đặt tài khoản định danh điện tử. Ảnh: N.H

Đặc biệt, huyện đã thành lập 146 tổ kích hoạt tài khoản định danh điện tử tại 146 thôn, làng, tổ dân phố với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt; đồng thời, hướng dẫn người dân cách khai thác, sử dụng tài khoản định danh điện tử trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến, giao dịch dân sự và các tiện ích khác được tích hợp. Trong đó, huyện yêu cầu 100% cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu đi đầu trong đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Ngoài ra, huyện thành lập 2 tổ lưu động thu nhận hồ sơ đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại 20/20 xã, thị trấn. Hàng ngày, các đơn vị theo dõi, thống kê, đánh giá kết quả của từng xã, thị trấn báo cáo UBND huyện theo dõi, chỉ đạo.

Bà Trần Thị Thu Hiền-Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn-cho hay: Xã tập trung tuyên truyền về tiện ích của tài khoản định danh điện tử trên loa đài, thông qua mạng xã hội Facebook, Zalo; rà soát những người chưa kích hoạt và tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt. Đồng thời, xã thành lập 7 tổ công tác tại 7 thôn, làng với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, thông báo người dân đến hội trường thôn hoặc đến từng gia đình để hướng dẫn thực hiện cài đặt, kích hoạt tài khoản. Ngoài ra, xã cũng thành lập 1 tổ thường trực tại trụ sở UBND xã để khi người dân đến liên hệ làm thủ tục hành chính thì vận động, hướng dẫn cài đặt.

Bà Trịnh Thị Kim Ngân (thôn Đồng Tâm, xã Bàu Cạn) chia sẻ: “Có cán bộ thôn đến tận nhà hướng dẫn, 3 người trong gia đình tôi đã kích hoạt thành công tài khoản định danh điện tử. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được hướng dẫn cách sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính”.

Theo Chủ tịch UBND xã Bàu Cạn: “Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, xã Bàu Cạn là địa phương đầu tiên của huyện về đích trước 2 ngày theo kế hoạch với tổng số 2.397 tài khoản được kích hoạt (đạt chỉ tiêu giao). Kết thúc chiến dịch, toàn xã có 2.591 tài khoản được kích hoạt, đạt 108,1%. Đến nay, toàn xã có tổng cộng 2.623 tài khoản đã kích hoạt”.

Các cơ quan, đơn vị làm việc cả ban đêm để đạt kết quả cao nhất. Ảnh: Nhật Hào

Các cơ quan, đơn vị làm việc cả ban đêm để đạt kết quả cao nhất. Ảnh: Nhật Hào

Còn ông Ngô Ngọc Tiến-Chủ tịch UBND xã Ia Mơr thì thông tin: Khi triển khai chiến dịch, xã gặp khó khăn vì nhiều công dân sử dụng sim điện thoại chưa chính chủ, chưa có điện thoại thông minh, nhiều hộ sống rải rác tại các khu vực vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, cấp ủy, chính quyền xã đã quyết liệt chỉ đạo cả hệ thống chính trị phối hợp với Công an xã vào cuộc tuyên truyền; thành lập các tổ công tác tại thôn, làng để đến tận nhà vận động và hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Nhờ đó, kết thúc chiến dịch, xã có 1.117 công dân kích hoạt thành công tài khoản định danh mức độ 1, mức độ 2, đạt 117,8% kế hoạch giao.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Tạo-Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Đề án 06 huyện Chư Prông-cho biết: Tính đến ngày 22-10-2023, toàn huyện có 60.522 trường hợp đã đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1, mức độ 2, trong đó, 48.517 trường hợp đã kích hoạt thành công, đạt 104,5% chỉ tiêu được giao. Với kết quả này, huyện hoàn thành chỉ tiêu giao trước 3 ngày và là địa phương thứ 3 trong toàn tỉnh về “đích sớm” theo kế hoạch của UBND tỉnh. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục rà soát, hỗ trợ các công dân đủ điều kiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử; đồng thời, tăng cường hướng dẫn người dân sử dụng hiệu quả tài khoản định danh điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, góp phần phục vụ có hiệu quả nhóm tiện ích phát triển công dân số của Đề án 06.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.