Pờ Tó phát triển cây ăn quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều nông dân xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích mía, mì năng suất thấp sang trồng cây ăn quả. Nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, cây trồng phát triển tốt, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.

Gia đình ông Bùi Văn Vững (thôn 4) hiện có 7 ha xoài Đài Loan. Năm 2014, sau một lần tham quan mô hình tại tỉnh Bến Tre, ông Vững quyết định chuyển toàn bộ diện tích mía sang trồng cây ăn quả. Ông đầu tư trồng 2.700 cây xoài Đài Loan. Sau 2 năm, vườn cây đã có quả bói. Tuy nhiên, ông Vững quyết định ngắt bỏ khi quả còn nhỏ để dưỡng cho cây phát triển, đến 4 năm mới thu hoạch vụ đầu tiên. Theo ông, trồng cây ăn quả yêu cầu người chăm sóc phải tỉ mỉ. Có loại sâu bệnh phải dùng thuốc, song có loại phải bắt thủ công mới hiệu quả, chấp nhận tốn thời gian và công sức. Đặc biệt, giai đoạn nuôi quả thường có ruồi vàng gây hại. Thay vì dùng các loại thuốc hóa học, ông sử dụng thuốc sinh học, đảm bảo an toàn cho trái cây khi xuất bán.

 Ông Bùi Văn Vững (bìa phải; xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) chia sẻ cách chăm sóc vườn xoài Đài Loan. Ảnh: Vũ Chi
Ông Bùi Văn Vững (bìa phải; xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) chia sẻ cách chăm sóc vườn xoài Đài Loan. Ảnh: Vũ Chi


Hiện tại, ông Vững thu hoạch khoảng 50-70 kg quả/cây. Đến mùa, thương lái từ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Phú Yên đến tận vườn thu mua, đóng thùng vận chuyển xuất đi Trung Quốc. “Ngày thường, giá bán trung bình khoảng 10 ngàn đồng/kg, nếu trái vụ thì giá khoảng 15-20 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đầu ra nông sản gặp khó nên tôi đang ngưng cho cây ra quả trái vụ. Tôi dự tính sẽ thúc cho ra quả vào dịp cuối năm để kịp bán Tết. Hy vọng dịch bệnh được khống chế để bà con yên tâm đầu tư sản xuất”-ông Vững bộc bạch.

Thời gian gần đây, cây mì và cây mía xuất hiện sâu bệnh và giá cả bấp bênh. Vì vậy, ông Nguyễn Văn Nhỏ (thôn 5) quyết định chuyển toàn bộ 3 ha mì, mía sang trồng cây ăn quả. Hiện ông có 3.000 cây chanh tứ quý, 600 cây mít Thái, 400 cây bưởi da xanh và 500 cây xoài Đài Loan. Ông trồng nhiều loại cây với mục đích lấy ngắn nuôi dài và hỗ trợ cho nhau khi có loại trái cây xuống giá. Nếu mít, bưởi, xoài cho thu hoạch sau 4-5 năm thì chanh cho thu hoạch chỉ sau 8 tháng xuống giống. Hiện vườn chanh của ông đã cho thu hoạch 1-2 tấn/ngày. Để đảm bảo có nguồn cung cho bạn hàng quanh năm, ông phân chia chăm sóc vườn cây, điều chỉnh thời gian ra trái nối tiếp nhau.

Theo ông Nhỏ, trồng cây ăn quả quan trọng nhất là đảm bảo phân bón và nước tưới. Ông đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt để chủ động và tiết kiệm nước, bên cạnh làm thêm chuồng nuôi heo. Hiện tổng đàn heo của ông lên tới 30 con cung cấp phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng, đồng thời đem lại nguồn thu nhập đáng kể giúp gia đình có điều kiện chăm sóc cây ăn quả trong giai đoạn đầu. Với giá bán chanh bình quân 15 ngàn đồng/kg, ông thu trên 10 triệu đồng/tháng. Trước ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 lần này, ông quyết định hái 2 tạ chanh tặng các khu cách ly tập trung của huyện. Ông tâm sự: “Nếu các khu cách ly cần thêm, chỉ cần alo, tôi sẽ cho người hái chở ra tận nơi. Mình chia sẻ khó khăn với bà con được chút nào hay chút ấy. Hy vọng mọi người cùng nhau vượt qua khó khăn và dịch bệnh sớm được đẩy lùi”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Viết Chung-Chủ tịch Hội Nông dân xã Pờ Tó-cho biết: Hiện nay, nhiều hộ đã mạnh dạn tìm tòi, học hỏi, trồng thử nghiệm và nhân rộng mô hình cây ăn quả. Đây được xem là hướng đi mới, triển vọng, không chỉ cải thiện thu nhập mà còn tạo việc làm cho lao động ở địa phương từ công đoạn chăm sóc cho đến thu hái. Hiện trên địa bàn xã có khoảng 56,5 ha cây ăn quả, trong đó, nhiều nhất là xoài với 29 ha, dừa xiêm 4 ha, bưởi da xanh 4 ha và nhiều loại cây trồng khác như nhãn, cam, mít Thái, na dai… So với các loại cây trồng truyền thống, những loại cây ăn quả cho thu nhập cao hơn gấp 3-4 lần.

“Để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con có dịp trao đổi kinh nghiệm, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, Hội Nông dân xã đã vận động các hộ tham gia Nông hội trồng cây ăn quả. Hiện đã có 16 hộ đồng ý, dự kiến mô hình sẽ sớm ra mắt. Tuy cây ăn quả cho thu nhập cao hơn hẳn các cây trồng khác nhưng Hội cũng khuyến cáo bà con cẩn trọng trong việc mở rộng diện tích. Đặc biệt, nguồn giống phải đảm bảo chất lượng, chủ động liên hệ với các đầu mối tiêu thụ, tạo liên kết để phát triển bền vững”-Chủ tịch Hội Nông dân xã nhấn mạnh.

 

 VŨ CHI
 

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

(GLO)- Gia Lai đang bước vào giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết. Trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận thêm 19 ca mắc mới. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

null