Pleiku: Tiếp nhận gần 2,76 tỷ đồng ủng hộ Chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 9-11, UBND TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức Lễ phát động trực tuyến Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Tham dự buổi lễ tại điểm cầu UBND TP. Pleiku có các ông: Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Trần Xuân Quang-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku; các Phó Chủ tịch HĐND, UBND và Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của thành phố và một số doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn.
Về phía tỉnh có bà Lê Thị Thu Hương-Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Văn Long-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).
1- Quang cảnh lễ phát động. Ảnh: Mộc Trà
Quang cảnh lễ phát động. Ảnh: Mộc Trà
Năm học 2021-2022, TP. Pleiku có 46 trường phổ thông với 44.737 học sinh/1.137 lớp. Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hiện nay, các trường học thuộc thành phố quản lý vẫn đang tiếp tục dạy học trực tuyến. Qua thống kê, toàn thành phố có khoảng 3.500 học sinh tiểu học và THCS gặp khó khăn trong việc tiếp cận, học trực tuyến vì thiếu phương tiện, thiết bị học tập. 
Phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên địa bàn, Chủ tịch UBND TP. Pleiku Đỗ Việt Hưng nhấn mạnh: Sự tham gia hỗ trợ của toàn xã hội đối với chương trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp ngành GD-ĐT thành phố triển khai công tác dạy học trong điều kiện học sinh chưa thể tập trung đến trường. Với truyền thống đoàn kết, tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc và ý nghĩa nhân văn của chương trình, UBND thành phố kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng các tổ chức, cá nhân quan tâm, hỗ trợ một phần kinh phí hoặc máy móc, thiết bị nhằm tạo điều kiện cho học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, học sinh dân tộc thiểu số của thành phố đang thiếu phương tiện được tham gia học tập trực tuyến đầy đủ hơn. Sự hỗ trợ này sẽ được thành phố ghi nhận một cách trân trọng và sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. 
Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân phát biểu tại lễ phát động. Ảnh: Mộc Trà
Bí thư Thành ủy Pleiku Trịnh Duy Thuân phát biểu tại lễ phát động. Ảnh: Mộc Trà
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy Trịnh Duy Thuân cũng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn thành phố tích cực tuyên truyền bằng mọi hình thức nhằm huy động sức mạnh của toàn dân chung tay ủng hộ cho chương trình. Tinh thần này cũng phải được nhân rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và cả giáo viên, phụ huynh, học sinh các trường. Bí thư Thành ủy cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Phòng GD-ĐT thành phố trong việc tiếp nhận sự ủng hộ và cấp phát thiết bị cho học sinh theo thứ tự ưu tiên. 
Sau phần phát biểu hưởng ứng chương trình của đại diện trường học và doanh nghiệp, Ban vận động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” TP. Pleiku đã tiếp nhận sự ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân với tổng số tiền gần 2,76 tỷ đồng và khoảng 1.000 sim điện thoại. Được biết, thành phố sẽ tiếp tục đón nhận ủng hộ cho chương trình đến hết ngày 21-11-2021.
MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Khi người lính sôi nổi tranh tài thể thao

Khi người lính sôi nổi tranh tài thể thao

Sau 5 ngày tranh tài sôi nổi (16 - 21.6), Hội thao TDTT Cụm thi đua phía Bắc Quân khu 5 do Bộ CHQS tỉnh Bình Định đăng cai tổ chức đã thành công tốt đẹp. Hội thao được đánh giá có chất lượng chuyên môn cao, các vận động viên thi đấu nhiệt huyết, ấn tượng, để lại nhiều dấu ấn cho người xem.

Sắp xếp, tổ chức quân sự địa phương: Đảm bảo ổn định, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Sắp xếp, tổ chức quân sự địa phương: Đảm bảo ổn định, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Việc tổ chức lại cơ quan quân sự địa phương theo mô hình mới là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài trong xây dựng quân đội nói chung và lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai (mới) “tinh, gọn, mạnh” nói riêng.

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

null