Pleiku ngày ấy…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng 11-1981, tôi một mình một ba lô từ Huế lên Pleiku nhận công tác. Mất 2 buổi xếp hàng tôi mới mua được vé xe vào Quy Nhơn. Trên chiếc xe hiệu Renault nổi tiếng một thời, chạy bằng... than, sau một ngày và nửa đêm thì tôi tới Bến xe Quy Nhơn. Sau 2 đêm ngủ lại nhà trọ ngay trong Bến xe Quy Nhơn khi ấy đang ở đường Trần Hưng Đạo, trong tay tôi mới có tấm vé lên Pleiku.
Nói thật là tôi vừa háo hức vừa... chán nản. Trước đấy, để lên Pleiku công tác, tôi đã xem bản đồ, thấy Pleiku gần Huế nhất, thế là viết cái thư xung phong lên đấy. Chưa biết nó thế nào nên đầy háo hức với ý định lên 3 năm sẽ về Huế... lấy vợ. Thế mà giờ, mới từ Huế lên đến Pleiku đã mất 3 ngày, ấy là may tôi còn mua được vé thẳng Quy Nhơn chứ lộ trình là phải “ghé” Đà Nẵng nữa, tức xe Quy Nhơn từ Huế rất hiếm, đa phần phải vào Đà Nẵng rồi đi tiếp Quy Nhơn.
 Thành phố Pleiku hôm nay. Ảnh: PHAN NGUYÊN
Thành phố Pleiku hôm nay. Ảnh: Phan Nguyện
Nhưng mà con đèo Mang Yang thì tuyệt đẹp. Xe hỏng giữa đèo, việc thường xuyên thời ấy. Mọi người lao xao. Còn hôm ấy, tôi lang thang ngắm đèo.
Tầm 3 giờ chiều, mây phủ kín, là đà quấn lấy cây, người và con đèo, như một dải khăn voan quấn hờ trên cổ cô gái trẻ. Và những phụ nữ dân tộc đeo gùi. Tôi cứ lững thững theo họ. Hàng một, nhẫn nại, lầm lụi và... tự tin. Hồi sinh viên, tôi đã lên A Lưới lao động, ở với bà con Vân Kiều, không lạ về họ nhưng vẫn tràn trong mình khát khao khám phá. Xung quanh, rừng ngàn ngạt, thâm u và bí ẩn dù mới chừng 3, 4 giờ chiều. Nhà xe vừa sửa xe vừa... bày xoong nồi ra nấu cơm ăn tại chỗ. Sức trẻ khiến tôi qua cơn đói lúc nào không hay. Tôi cũng còn kịp thấy những vạt dã quỳ ràn rạt trong chiều, trong sương và trong gió.
Khoảng 9 giờ tối thì tới Bến xe Pleiku, giờ là Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai. Tôi reo thầm: Ơ có điện. Những bóng điện đỏ quạch rải rác trong bến xe. Và trời ạ, tôi ngước lên, bến xe ở trong một khu rừng đầy thông, đẹp ngơ ngẩn, dù tôi... đang đói và rất mệt.
Từ bến xe nhìn hút xuống, đường vào thị xã như một cánh võng. Hỏi thăm đường xong, tôi đeo ba lô xuôi dốc. Con đường rợp bóng thông. Sáng hôm sau, như một khách lãng du thứ thiệt, tôi đi bộ khám phá cái thành phố đã bất hủ trong bài hát của Phạm Duy phổ thơ Vũ Hữu Định, mà vì nó mà tôi xung phong lên đây: “Xin cảm ơn thành phố có em/Xin cảm ơn một mái tóc mềm/Mai xa lắc trên đồn biên giới/Còn một chút gì để nhớ để thương”. Thành phố nghèo, đa phần là nhà vách gỗ lợp tôn, những hàng rào kẽm gai ngăn cách dãy nhà này với dãy nhà kia. Đa phần đấy là các khu gia binh ngụy, giờ là khu tập thể của các cơ quan nhà nước. Nhưng những con dốc thì tuyệt vời. Tôi nhận ra rất nhanh đặc điểm của thành phố này là... dốc bởi nó được quy hoạch trên những quả đồi. Dốc như những đường lượn kỷ hà khiến thành phố mềm hẳn lại. Bên cạnh dốc là thông. Rất nhiều thông cổ thụ ken kín bầu trời thành phố. Và sương là đà trên những ngọn thông, đẹp đến miên man, đến tê dại. Xuýt xoa lạnh, vài bóng áo dài trắng từ nhà thờ Thăng Thiên bước ra, đi bộ trên hè phố, tiếng guốc lanh canh như gõ vào ký ức gã trai trẻ là tôi dù ký ức hắn chưa có gì. Bướm, từng thảm bướm nữa. Yên bình và thanh thản. Tôi khép kín vòng đi của mình bằng quyết định: Ở lại, mai vào cơ quan trình quyết định. Là bởi, trên xe tôi đã có ý nghĩ, đến nơi, thuê chỗ nghỉ, thám thính rồi mới quyết định có vào nhận nhiệm sở hay không? Và tôi đã ở đây từ bấy tới giờ.
Bây giờ, không thể nhận ra, không thể kể lại, những gì Pleiku đã từng.
Hôm rồi, các bạn truyền hình Gia Lai làm bộ phim về họa sĩ Xu Man phát trong dịp Tết, tôi có dẫn các bạn tới nơi ngày xưa là dãy nhà tập thể của Ty Văn hóa-Thông tin Gia Lai-Kon Tum. Nó là ở cái gốc nhãn gần bia đá khắc thư Hồ Chủ tịch bây giờ ở Quảng trường Đại Đoàn Kết. Chính tôi, nếu không có cái gốc nhãn đã gắn với mình cả tuổi hoa niên ấy thì cũng chả thể nhận ra nơi mình từng ở. Khi tôi lấy vợ, họa sĩ Xu Man đã nhường cái phòng ông đang làm việc cho tôi ở (trước đấy tôi kê giường ở luôn trong phòng làm việc). Hồi ấy, tháng 3, trời xanh lồng lộng và những sợi tơ từ cây bông gòn lắc thắc khắp nơi, vương trên tóc, trên áo từng người. Khi ấy, tôi cũng chưa biết cái câu thơ: “Hoa vông rụng tuyết trắng” của nhà thơ Kim Tuấn sau được phổ thành (hay hát sai thành) “Hoa vông rừng tuyết trắng” là nói về cái sợi bông lả tả rất đẹp này...
Ngày ấy, Pleiku đẹp và buồn. Và, vượt qua ngày ấy, có một Pleiku hôm nay. Nhưng ký ức là thứ mà không dễ gì bỏ qua và cũng không dễ gì quên được.
Rất may là tôi đã có một vùng ký ức Pleiku trong hành trang của mình.
Hoàng Hương Giang

Có thể bạn quan tâm

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Làng Bluk Blui ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: Đ.M.P

Về làng phong Bluk Blui

(GLO)- Hàng chục lần tôi trở về vùng đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) nhưng không vì thế mà trở nên nhàm chán. Mỗi lần về lại, chứng kiến bao thay đổi là lòng tôi thấy vui, vì sự phát triển của địa phương. Đặc biệt là với xã Ia Ka, với làng phong Bluk Blui-cái tên làng đặt theo tên một dòng suối ở đây.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.