Phức tạp tình trạng cho thuê và sang nhượng đất vùng DTTS ở Chư Pah

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mấy năm trở lại đây, tình trạng cho thuê và sang nhượng đất sản xuất trái phép trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Chư Pah diễn biến phức tạp. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho sản xuất cũng như sinh hoạt của một bộ phận người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Không ít người lại phải đi làm thuê ngay chính trên diện tích đất mà đã được chính quyền địa phương cấp quyền sử dụng
Không ít người lại phải đi làm thuê ngay chính trên diện tích đất mà đã được chính quyền địa phương cấp quyền sử dụng. Ảnh: Tường Vy
Qua khảo sát, huyện Chư Pah có gần 800 hộ đồng bào dân tộc thiểu số cho thuê và sang nhượng đất sản xuất trái phép. Trong đó có trên 400 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã chuyển nhượng trên 207 ha đất và 392 hộ đồng bào dân tộc thiểu số cho thuê đất với diện tích trên 240 ha, chu kỳ cho thuê từ 3 đến 35 năm, trung bình số tiền thuê từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/ha/năm. Phần lớn các hộ cho thuê và sang nhượng đất đều thuộc diện nghèo. Theo phản ánh của một số hộ dân đã cho thuê đất sản xuất, do đời sống quá khó khăn, thiếu nguồn vốn đầu tư sản xuất, hơn nữa do chưa biết cách canh tác nên hiệu quả kinh tế thấp. Số tiền thu được từ việc cho người ta thuê đất có khi còn cao hơn so với mình tự canh tác.
Gia đình ông Đưch (làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah), đang bóc lá mía thấy chúng tôi đến, có vẻ hơi ngần ngại, lau vội những giọt mồ hôi trên trán, chỉ tay vào vườn mía, ông Đưch kể: “Đám vườn này khoảng 3 sào, do khó khăn quá tôi đã cho người ta thuê với giá 4,5 triệu đồng, trong thời hạn là 4 năm, bắt đầu thuê từ năm 2017, đến hết năm 2020. Và một đám khác khoảng 2 sào nữa tôi cũng cho người ta thuê hết luôn rồi. Cho người ta thuê đất đi rồi, gia đình tôi không còn đất để làm nữa, ai thuê gì làm nấy, hôm nay thì làm cỏ mía thuê, người ta trả 120 ngàn đồng/ngày”… Trầm ngâm một hồi rồi ông Đưch nói tiếp với vẻ lo lắng: “Cho thuê đất hai bên tự thỏa thuận với nhau, viết giấy tay thôi, mà cho thuê lâu năm tôi cũng lo đến khi hết thời hạn cho thuê, không biết có lấy lại được đất hay không”.
Xã Chư Đăng Ya là địa phương có nhiều nhất số hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang cho thuê đất sản xuất của huyện Chư Pah. Toàn xã có 80 hộ đồng bào dân tộc thiểu số cho thuê đất sản xuất, với diện tích gần 27 ha. Sau khi cho thuê đất, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã có nhà mới, có xe máy, tivi nhưng cuộc sống lâm vào cảnh khó khăn. Không ít người lại phải đi làm thuê ngay chính trên diện tích đất mà đã được chính quyền địa phương cấp quyền sử dụng. 
Ông Nguyễn Văn Thuận-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah cho biết: “Trong số 80 hộ cho thuê đất thì có khoảng 5 hộ không còn đất để sản xuất, nên họ rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Chính quyền địa phương chúng tôi đã cùng với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con không cho thuê đất mà tích cực lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất trên diện tích đất của gia đình. Tuy nhiên trên địa bàn xã tình trạng này vẫn còn xảy ra tương đối phức tạp”.
Trao đổi với P.V, ông Nay Kiên-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah cho biết: Chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quyết tâm hạn chế tình trạng sang nhượng và cho thuê đất sản xuất nhằm giữ đất sản xuất cho bà con. Huyện cũng đã thực hiện các biện pháp chế tài, nghiêm cấm tình trạng cho thuê đất sản xuất trái phép trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Riêng đối với diện tích đất đã cấp cho dân theo các chương trình hỗ trợ đất sản xuất của Nhà nước, huyện quyết tâm thu hồi để trả lại đất cho bà con lấy tư liệu để sản xuất. Tuy nhiên cái khó khăn lớn nhất đó là phần lớn các hộ dân cho thuê hoặc sang nhượng đất chủ yếu là bằng giấy viết tay, hoặc bằng miệng mà không thông qua chính quyền địa phương. Điều này gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng như rất khó giải quyết nếu như có sự tranh chấp giữa hai bên.
Chúng tôi cũng đã thành lập đoàn công tác xuống tuyên truyền, vận động ở các xã có tình trạng đồng bào dân tộc thiểu số sang nhượng và cho thuê đất sản xuất làm sao để giúp dân ổn định sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã giao cho ngành nông nghiệp, tập trung triển khai các mô hình, cấp hỗ trợ cây con giống nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật để người dân nắm bắt và giúp họ canh tác có hiệu quả trên mảnh đất của mình. Ngoài ra huyện cũng đã giao trách nhiệm cho UBND các xã, thị trấn phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu tình trạng cho thuê và sang nhượng đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có như thế mới giải quyết được vấn đề này”-ông Kiên cho biết thêm.
Tường Vy

Có thể bạn quan tâm

Các chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 trong giờ đọc báo. Ảnh: đơn vị cung cấp.

Lữ đoàn Pháo phòng không 234 chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 34) đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội trong cán bộ, chiến sĩ.

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

Chuyện 2 ngôi làng đặc biệt trên biên giới Ia Mơ

(GLO)-Ở xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), làng Ring và làng Khôn được thành lập theo những cách khác nhau nhưng đều rất đặc biệt. Mặc dù làng hình thành chưa lâu nhưng những người dân ở đây sinh sống hòa thuận, cùng nhau đoàn kết bảo vệ biên cương Tổ quốc và xây dựng cuộc sống mới.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông

(GLO)- Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai, với quyết tâm chính trị cao, toàn thể cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ cơ sở Cảnh sát giao thông đã đoàn kết, thống nhất triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

34 tỉnh, thành phố mới trên toàn quốc có 145 Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực

Việc xây dựng dự thảo luật sửa đổi, bổ sung 11 luật về quân sự, quốc phòng là bước đi cần thiết trong bối cảnh các địa phương đang tiến hành điều chỉnh địa giới hành chính và tái cấu trúc lực lượng vũ trang theo luật định kể từ ngày 1/7/2025, bảo đảm theo hướng tinh, gọn, vững mạnh và hiện đại.

null