Phục dựng lễ cầu mưa của người Bahnar ở Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Sáng 10-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã K’Dang tổ chức phục dựng lễ cầu mưa của người Bahnar tại khu vực giọt nước của làng Hnap.

Cầu mưa là nghi lễ đặc trưng nhất của cư dân làm nông nghiệp, thường được người Bahnar tổ chức vào trung tuần tháng 4 đến hết tháng 4 hàng năm để cầu mong mưa xuống, bắt đầu cho một mùa vụ mới trong năm.

Đây cũng là nghi lễ độc đáo, làm nên bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc tại chỗ. Tuy nhiên, do sự thay đổi tín ngưỡng và phương thức sản xuất, nghi lễ này đã lâu không được người Bahnar tổ chức.

Phục dựng lễ cầu mưa tại khu vực giọt nước của làng Hnap, xã K'Dang, huyện Đak Đoa. Ảnh: Hoàng Ngọc
Phục dựng lễ cầu mưa tại khu vực giọt nước của làng Hnap, xã K'Dang, huyện Đak Đoa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Để khuyến khích bà con gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa trong cộng đồng, nhất là duy trì các nghi lễ đặc trưng gắn với lao động sản xuất, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao đã hỗ trợ kinh phí cho người dân làng Hnap phục dựng lại lễ cầu mưa theo các nghi thức cổ truyền.

Bên các lễ vật dâng cúng thần linh, hội đồng già làng và người có uy tín thay mặt người dân bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thần, nhất là thần núi (Yang Kông), thần nước (Yang Đak)… luôn che chở cho người dân có sức khỏe để lao động sản xuất. Cầu mong các vị thần tiếp tục mang mưa tưới mát cho đồng ruộng, nương rẫy, cho cây cối tốt tươi, mùa vụ bội thu, dân làng no ấm.

Lễ cầu mưa còn là dịp để người dân thể hiện sự đoàn kết, gắn bó để tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Lễ cầu mưa còn là dịp để người dân thể hiện sự đoàn kết, gắn bó để tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Ảnh: Hoàng Ngọc

Lễ cầu mưa còn là dịp để người dân thể hiện sự đoàn kết, gắn bó tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Mọi người cùng chung tay chuẩn bị các món ăn truyền thống, uống chung ghè rượu thể hiện sự cố kết bền chặt.

Khác với các nghi lễ truyền thống, lễ cầu mưa của người Bahnar làng Hnap không có cồng chiêng và xoang. Thay vào đó, hội đồng già làng và người uy tín chú trọng vào phần lễ vật, bài cúng, nghi thức lấy nước vào bầu khô sau khi kết thúc phần lễ.

Phục dựng lễ cầu mưa nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của người Bahnar làng Hnap nói riêng và trên địa bàn huyện Đak Đoa nói chung, từ đó giúp người dân có ý thức gìn giữ di sản và tiếp tục phát triển trong cộng đồng.

Một số hình ảnh độc đáo trong lễ cầu mưa của người Bahnar:

Hội đồng già làng thực hiện các nghi lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Hội đồng già làng thực hiện các nghi lễ cúng cầu mưa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người Bahnar quan niệm nước là mạch nguồn của sự sống. Do đó, lễ vật là đầu gà trống được đặt trên một hố nước đầu nguồn nước giọt trong nghi thức cầu mưa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Người Bahnar quan niệm nước là mạch nguồn của sự sống. Do đó, lễ vật là đầu gà trống được đặt trên một hố nước đầu nguồn nước giọt trong nghi thức cầu mưa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phụ nữ trong làng thực hiện nghi thức lấy nước vào bầu khô với mong muốn nguồn nước luôn dồi dào, tuôn chảy. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phụ nữ trong làng thực hiện nghi thức lấy nước vào bầu khô với mong muốn nguồn nước luôn dồi dào, tuôn chảy. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chuẩn bị ẩm thực cho lễ hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Chuẩn bị ẩm thực cho lễ hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Giọt nước của làng là nơi tập trung nhiều hoạt động. Trong ảnh: Phụ nữ Bahnar xẻ mít xanh để chế biến món ăn truyền thống trong lễ hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Giọt nước của làng là nơi tập trung nhiều hoạt động. Trong ảnh: Phụ nữ Bahnar xẻ mít xanh để chế biến món ăn truyền thống trong lễ hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phục dựng lễ cầu mưa khuyến khích cộng đồng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần làm phong phú thêm các lễ hội Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Phục dựng lễ cầu mưa khuyến khích cộng đồng gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần làm phong phú thêm các lễ hội Tây Nguyên. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Gia Lai: Thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

(GLO)- Tối 22-4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tổ chức hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày Mở đường Hồ Chí Minh-Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.