Phú Thiện ưu tiên nguồn lực cho ngành Giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong những năm qua, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) luôn dành nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD-ĐT). Không những chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học mà chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng không ngừng được nâng lên.

Để đảm bảo cơ sở vật chất cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa trong năm học 2023-2024, huyện Phú Thiện phối hợp Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ FSB TP. Hồ Chí Minh cùng các nhà hảo tâm tổ chức khánh thành và bàn giao 2 phòng học cho điểm trường Ia Ptau thuộc Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Ia Sol).

Vui mừng khi được học tập ở lớp học mới khang trang, sạch đẹp, em Ksor HThảo (lớp 5, điểm trường Ia Ptau) chia sẻ: “Chúng em rất vui và xúc động khi được học trong phòng học mới khang trang, khuôn viên điểm trường sạch đẹp. Chúng em còn được tặng thêm đồ dùng học tập. Em hứa sẽ nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong học tập để không phụ lòng các thầy cô cũng như tình cảm mà các nhà hảo tâm dành cho chúng em”.

Trường Mẫu giáo Họa Mi (xã Ia Hiao) được xây dựng thêm phòng học mới để tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học. Ảnh: M.H

Trường Mẫu giáo Họa Mi (xã Ia Hiao) được xây dựng thêm phòng học mới để tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy và học. Ảnh: M.H

Năm học 2022-2023, Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện đã tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho 6 tập thể có thành tích xuất sắc; tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho 50 cá nhân; khen thưởng cho 3 học sinh giỏi đạt giải tại Hội thi Tin học trẻ cấp tỉnh và 6 giáo viên có thành tích xuất sắc trong bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải tại các cuộc thi cấp tỉnh.

Trường Mẫu giáo 1.6 (xã Ia Peng) gồm 1 điểm chính và 4 điểm trường lẻ. Những năm qua, quy mô trường lớp ngày càng phát triển, đội ngũ giáo viên được trẻ hóa, có trình độ chuyên môn vững vàng. Hiện nay, nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Cô Mai Thị Liên-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, nhà trường thực hiện có hiệu quả tiêu chí xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Thời gian qua, cùng với sự huy động của phụ huynh học sinh và tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên, nhà trường đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để mở rộng phòng học, mua 400 m2 cỏ nhân tạo lót sân chơi, làm 171 m2 mái vòm và nền, làm 107 m2 mái vòm sân chơi khu trung tâm, bổ sung một số đồ chơi cho trẻ”.

Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, ngành GD-ĐT Phú Thiện tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt-học tốt. Trong đó, ngành tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, chương trình tập huấn. Duy trì tốt nền nếp và đổi mới sinh hoạt chuyên môn, nâng cao tỷ lệ và chất lượng giáo viên dạy giỏi các cấp. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý. Nhờ vậy, chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn ngày càng được củng cố và nâng cao.

Cụ thể, năm học 2022-2023, tỷ lệ hoàn thành chương trình mầm non và tiểu học đạt 100%; có 1.819 em học sinh THCS đạt xuất sắc, giỏi, khá, chiếm 37,2%; tỷ lệ duy trì sĩ số bậc THCS đạt 99,4%... Đến nay, toàn huyện có 15 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 38,5%. Bên cạnh đó, các trường học cũng chú trọng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua như: “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy-cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”...

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Ngọc Ngô-Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Phú Thiện-cho biết: Những năm qua, huyện luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác GD-ĐT, chất lượng dạy và học ngày được nâng lên. Tuy nhiên, huyện có xuất phát điểm thấp, đời sống kinh tế người dân còn nhiều khó khăn nên việc đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ cho GD-ĐT còn thiếu thốn. Điều này cũng gây không ít áp lực cho địa phương trong năm học mới này, nhất là khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Dù vậy, huyện cũng đã chỉ đạo các trường chủ động khắc phục khó khăn, sắp xếp, bố trí phòng học hợp lý tại các điểm trường. Đồng thời, huyện tiếp tục ưu tiên nguồn lực, tranh thủ nguồn xã hội hóa để đầu tư xây dựng thêm các phòng học nhằm từng bước khắc phục tình trạng thiếu phòng học. Huyện cũng chỉ đạo ngành GD-ĐT tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý một cách toàn diện, quyết tâm khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học trong năm học 2023-2024.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.