Ia Pa huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trường lớp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Bằng nhiều nguồn kinh phí, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư cải tạo, sửa chữa, xây dựng trường lớp, mua sắm trang-thiết bị phục vụ dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.

Bước vào năm học 2023-2024, niềm vui đến với cô trò ở điểm trường HLin 1, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (xã Ia Ma Rơn) là được dạy và học trong căn phòng mới khang trang, thoáng mát với đầy đủ trang-thiết bị. Đây là công trình do Quỹ Những tấm lòng nhân ái (Hà Nội) phối hợp với nhà hàng La Rosa Bistro (TP. Hồ Chí Minh) tài trợ. Với tổng kinh phí đầu tư 250 triệu đồng, công trình gồm 1 phòng học và sân bê tông 300 m2.

Cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang giúp các trường học trên địa bàn huyện Ia Pa nâng cao chất lượng dạy và học. Ảnh: Vũ Chi ảnh 1

Cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang giúp các trường học trên địa bàn huyện Ia Pa nâng cao chất lượng dạy và học. Ảnh: Vũ Chi

Cô Ksor H'Thanh-giáo viên lớp 1B (Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng) chia sẻ: 10 năm gắn bó với điểm trường, cô hiểu hơn ai hết nỗi vất vả của học sinh khi cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Điểm trường có 3 lớp với 98 học sinh, trong đó có 2 lớp bậc tiểu học và 1 lớp bậc mầm non. Do thiếu phòng học nên 35 học sinh lớp 1 phải học trong ngôi nhà ván đã xuống cấp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Vì vậy, khi được các nhà hảo tâm giúp đỡ xây dựng phòng học mới, không chỉ thầy cô, học sinh mà cả phụ huynh cũng rất vui mừng. “Giờ thì mưa to hay nắng gắt các em cũng đến trường đông đủ. Sân trường được đổ bê tông sạch sẽ, các em có không gian vui chơi, tạo tâm lý thoải mái trước và sau mỗi buổi học. Có cơ sở vật chất đạt chuẩn rồi, cô trò chúng tôi tự hứa sẽ phấn đấu đạt được kết quả cao nhất”-cô H'Thanh phấn khởi nói.

Trong khi đó, được sự quan tâm đầu tư của UBND huyện và nguồn vận động xã hội hóa, Trường Tiểu học và THCS Phạm Hồng Thái (xã Ia Tul) đang dần khoác lên mình diện mạo mới khang trang, sạch đẹp với nhiều hạng mục được sửa chữa, xây mới. Cô Nguyễn Thị Mận-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: Trong thời gian nghỉ hè, nhà trường được xây dựng 250 m hàng rào, sửa chữa 2 phòng học, xây dựng thư viện xanh với tổng kinh phí hơn 1,1 tỷ đồng.

Cũng theo cô Mận, bên cạnh nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, Ban Giám hiệu nhà trường đã kêu gọi xã hội hóa xây dựng thư viện xanh. Trường có hơn 500 học sinh, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây, nhà trường chưa có thư viện, chỉ dùng tạm 1 phòng của nhà hiệu bộ cũ để chứa sách, không có phòng đọc. Với mong muốn tạo điều kiện cho các em học sinh có cơ hội đọc sách, trau dồi thêm vốn tiếng Việt cũng như lan tỏa văn hóa đọc, Ban Giám hiệu nhà trường đã viết thư ngỏ kêu gọi sự chung tay giúp sức của các nhà hảo tâm. Trên cơ sở đó, đầu tháng 7-2023, thư viện đã được khởi công xây dựng trên diện tích 106 m2 với kinh phí 150 triệu đồng, trong đó, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt hỗ trợ 25 triệu đồng, nhóm Giấc mơ màu (TP. Hồ Chí Minh) hỗ trợ 75 triệu đồng, phần còn lại do các Mạnh Thường Quân ủng hộ.

Các đại biểu cùng Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Phạm Hồng Thái khởi công xây dựng Thư viện xanh. Ảnh: Vũ Chi ảnh 2

Các đại biểu cùng Ban Giám hiệu Trường Tiểu học và THCS Phạm Hồng Thái khởi công xây dựng Thư viện xanh. Ảnh: Vũ Chi

“Để huy động các nguồn lực đạt hiệu quả thì các công trình phải mang tính thiết thực. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn kinh phí đảm bảo công khai, minh bạch, tổ chức khởi công, bàn giao, thường xuyên liên lạc, báo cáo kết quả với đơn vị tài trợ để tạo dựng niềm tin cũng như giữ được mối liên kết với các đơn vị để thực hiện nhiều công trình ý nghĩa khác, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học”-cô Mận chia sẻ.

Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Danh Luận, nhằm đảm bảo điều kiện dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, UBND huyện đã ban hành quyết định bổ sung dự toán đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang-thiết bị cho các trường trong năm học 2023-2024 với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng, trong đó, hơn 1 tỷ đồng đầu tư máy tính trang bị cho phòng tin học 3 trường: Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Kim Tân), Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Chư Răng) và THCS Phan Đình Phùng (xã Chư Răng); 76 triệu đồng mua sắm bàn ghế cho Trường Mẫu giáo Họa Mi (xã Ia Tul); sửa chữa 3 phòng học Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Pờ Tó) với kinh phí 218 triệu đồng; mua sắm 60 ti vi 55 inch cho các trường triển khai dạy trực quan. Bên cạnh đó, nhiều trường đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất. Trong điều kiện ngân sách có hạn, đây là hướng đi phù hợp nhằm tạo môi trường giáo dục tốt nhất. Sự chung tay của các cấp, các ngành, sự hỗ trợ của các Mạnh Thường Quân tạo điều kiện, tiếp thêm động lực giúp huyện vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

Thách thức và cơ hội

Thách thức và cơ hội

Một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa đang được thực hiện. Ban đầu, xã hội vui mừng cho rằng sẽ là thông thoáng, cởi mở tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà giáo tâm huyết với giáo dục (GD) nỗ lực biên soạn sách tốt nhất cho giáo viên (GV), học sinh (HS) lựa chọn để giảng dạy, học tập đạt kết quả cao nhất theo mục tiêu chương trình GD quốc gia.
Học sinh cần nắm quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Học sinh cần nắm quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

(GLO)- Hiện nay, mạng xã hội (MXH) ngày càng phổ biến và có sức hút rất lớn đối với nhiều người, trong đó có không ít học sinh. Thực tiễn này đặt ra câu hỏi: Liệu MXH có phù hợp với học sinh và các em cần trang bị cho mình những kỹ năng nào để đảm bảo an toàn mà vẫn khai thác hiệu quả lợi ích khi sử dụng phương tiện này?
“Nâng bước em tới trường”

“Nâng bước em tới trường”

(GLO)- Thực hiện Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã nhận nuôi và đỡ đầu hàng trăm em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền hàng chục tỷ đồng. Việc làm ý nghĩa, nhân văn này đã tiếp thêm động lực giúp các em vững bước tới trường.
Phú Thiện ưu tiên nguồn lực cho ngành Giáo dục

Phú Thiện ưu tiên nguồn lực cho ngành Giáo dục

(GLO)- Trong những năm qua, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) luôn dành nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD-ĐT). Không những chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học mà chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng không ngừng được nâng lên.
Ngành Giáo dục Gia Lai hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

Ngành Giáo dục Gia Lai hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các phòng GD-ĐT, trường phổ thông thuộc và trực thuộc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.

Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui

(GLO)- Khi còn là học sinh, vào đầu tiết học, tôi chỉ mong thầy cô đừng gọi đến tên của mình. Cảm giác căng thẳng kéo dài suốt khoảng 10-15 phút kể từ khi giáo viên bước vào lớp, mở cuốn sổ điểm và bắt đầu đưa bút từ trên xuống dưới trang giấy để dò tên học sinh. Nhiều thầy cô lại chọn cách “nắm bắt tâm lý”, đưa mắt nhìn một lượt học sinh bên dưới và bất ngờ gọi tên ai đó.
Tinh gọn, thiết thực

Tinh gọn, thiết thực

Ngày 5-9-2023, hơn 22 triệu học sinh mầm non và phổ thông trên cả nước tham dự lễ khai giảng, bước vào một năm học mới. Theo phản ánh của báo chí từ nhiều địa phương, nhìn chung lễ khai giảng năm nay ngắn gọn, ý nghĩa và nhẹ nhàng, vui vẻ hơn mọi năm.
Để giáo viên sống được với nghề

Để giáo viên sống được với nghề

Trao đổi với báo chí đầu năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết năm học qua có hơn 10.000 giáo viên (GV) nghỉ hưu, gần 9.300 người bỏ việc; các địa phương được giao bổ sung 27.850 người nhưng chỉ tuyển được hơn 17.000. Nhiều người nhìn nhận nghề giáo không còn hấp dẫn do áp lực cao nhưng thu nhập chưa tương xứng.
Cùng chào năm học mới

Cùng chào năm học mới

(GLO)- Một buổi mai, từ ban công, tôi nhìn sang căn nhà đối diện, bắt gặp hình ảnh những chiếc áo trắng bay bay trong nắng sớm. Phải rồi, đã đến ngày tựu trường, tụi trẻ ríu rít gặp nhau để chuẩn bị đón năm học mới. Tôi bất chợt quay sang hỏi cậu con trai, con muốn đi học hay nghỉ hè. Con đáp, con muốn đi học, đi học vui.
Đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể trường học

Đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể trường học

(GLO)- Ngoài việc nâng cao chất lượng dạy và học, các trường bán trú, nội trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai có tổ chức bếp ăn tập thể còn chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn cũng tăng cường quản lý, giám sát nhằm đảm bảo ATTP, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học.
Thấu hiểu, tin tưởng và đồng hành

Thấu hiểu, tin tưởng và đồng hành

Năm học 2023-2024 được ngành giáo dục xác định chủ đề là: Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng GD-ĐT. Xã hội, phụ huynh, học sinh, các thầy cô giáo cũng mong chờ rất nhiều ở năm học mới này.
Trường học đạt chuẩn quốc gia: “Đòn bẩy” nâng cao chất lượng giáo dục

Trường học đạt chuẩn quốc gia: “Đòn bẩy” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI đã đề ra chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia trên toàn tỉnh là 68%. Để hiện thực hóa chỉ tiêu này, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với các ngành và chính quyền địa phương triển khai nhiều giải pháp thiết thực.