Ia Pa chú trọng bảo đảm an ninh, an toàn trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Mặc dù mới triển khai nhưng mô hình cổng trường an toàn giao thông (ATGT) và đảm bảo an ninh trật tự tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của học sinh và phụ huynh học sinh khi tham gia giao thông.

Nằm sát bên tỉnh lộ 662, khu vực cổng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (xã Ia Trok) tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Đa phần học sinh của trường tự đi xe đạp hoặc được cha mẹ đưa đón bằng xe máy khiến lượng phương tiện tham gia giao thông tăng cao dẫn đến tình trạng chen lấn, va chạm. Trước tình hình đó, vừa qua, Ban Giám hiệu nhà trường phối hợp với lực lượng Công an, Đoàn Thanh niên xã ra mắt mô hình “Cổng trường ATGT” nhằm nâng cao ý thức của học sinh và phụ huynh khi tham gia giao thông.

Để mô hình phát huy hiệu quả, 15 phút trước giờ vào lớp và tan trường, Liên Đội phối hợp với Công an, Đoàn Thanh niên xã hướng dẫn, phân luồng học sinh và phụ huynh, đảm bảo ATGT tại khu vực cổng trường. Khi đưa đón con, phụ huynh dừng đỗ xe ngay ngắn, đúng vị trí, các em học sinh đi theo hàng lối ra/vào cổng trường, không tụ tập nói chuyện, đùa giỡn, không đi hàng 2, hàng 3… Cô Ksor Hạnh-giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Lê Hồng Phong-chia sẻ: “Khi mô hình mới được triển khai, nhà trường gặp không ít khó khăn do thay đổi nhận thức của nhiều người cùng một lúc không phải chuyện đơn giản. Nhà trường phải đẩy mạnh tuyên truyền cho học sinh trong tiết chào cờ, sinh hoạt 15 phút đầu giờ trên lớp. Những học sinh gương mẫu, tích cực được biểu dương, những bạn vi phạm quy định bị nhắc nhở để rút kinh nghiệm. Đồng thời, nhà trường vận động các em tuyên truyền giúp người thân trong gia đình cùng nâng cao ý thức khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh”.

 Lễ ra mắt mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (xã Ia Trok, huyện Ia Pa). Ảnh: Vũ Chi
Lễ ra mắt mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (xã Ia Trok, huyện Ia Pa). Ảnh: Vũ Chi


Cô Ngô Thị Bích Hiền-Phó Hiệu trưởng nhà trường-đánh giá: Mặc dù mới được triển khai, song mô hình “Cổng trường ATGT” đã mang lại hiệu quả rõ rệt, ý thức tham gia giao thông của học sinh và phụ huynh đều được nâng cao, tình trạng chen lấn, ùn tắc giao thông tại khu vực cổng trường không còn xảy ra. Ban Giám hiệu nhà trường cũng sắp xếp các khối lớp ra về chênh lệch nhau 5-10 phút để tạo thuận lợi cho phụ huynh đưa đón con em.

Em Trần Bảo Trân (lớp 5.2) cho biết: “Từ khi có mô hình “Cổng trường ATGT”, chúng em không còn chen chúc nhau khi ra về. Xe cộ đều xếp hàng gọn gàng, ngay ngắn nên chúng em yên tâm hơn rất nhiều. Về nhà, em cũng chia sẻ để cha mẹ và mọi người cùng tuân thủ nghiêm quy định pháp luật khi tham gia giao thông”.

Nếu như mô hình “Cổng trường ATGT” chú trọng đảm bảo an toàn khu vực cổng trường thì mô hình “Trường học thân thiện, an toàn về an ninh trật tự và ATGT” triển khai tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (xã Ia Ma Rơn) hướng đến mục tiêu nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh và phụ huynh trong việc phòng ngừa và chủ động tham gia đấu tranh phòng-chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Thầy Rô Thanh-giáo viên Tổng phụ trách Đội-cho hay: Bên cạnh việc đảm bảo ATGT, các vấn đề khác như phòng tránh tai nạn đuối nước, tai nạn thương tích, bạo lực học đường… cũng có tính cấp thiết hiện nay. Nhà trường thường xuyên phối hợp với Công an huyện, Honda Đức Dung tổ chức ngoại khóa tuyên truyền nâng cao ý thức của các em học sinh cũng như cán bộ, giáo viên trong việc chung tay xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn.

Đến nay, huyện Ia Pa đã ra mắt 4 mô hình “Cổng trường ATGT” và “Trường học thân thiện, an toàn về an ninh trật tự và ATGT”. Thượng tá Rơmah Chăm Pa-Phó Trưởng Công an huyện-cho hay: Thực hiện Kế hoạch số 979 của Giám đốc Công an tỉnh về nâng cao hiệu quả các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT gắn với phòng-chống tội phạm tại địa bàn cơ sở, Công an huyện chỉ đạo Công an các xã phối hợp với cấp ủy, chính quyền và ban giám hiệu các trường xây dựng các mô hình nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giúp các em học sinh trang bị thêm kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống khi có tai nạn giao thông xảy ra. Qua đó góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường trong việc phòng ngừa, chủ động tham gia đấu tranh phòng-chống tệ nạn xã hội, vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

 

 VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.