Ngành Giáo dục Gia Lai hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các phòng GD-ĐT, trường phổ thông thuộc và trực thuộc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên cấp huyện tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.

Theo đó, Sở GD-ĐT đề nghị các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng trong việc thực hiện Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.

Các đơn vị có thể hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn bằng cách phát động phong trào dọn dẹp vệ sinh môi trường trong và ngoài trường học. Ảnh: Mộc Trà
Các đơn vị có thể hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn bằng cách phát động phong trào dọn dẹp vệ sinh môi trường trong và ngoài trường học. Ảnh: Mộc Trà

Trong đó, tập trung tuyên truyền các hoạt động phân loại chất thải tại nguồn, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải; từ chối sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; khuyến khích phát triển, sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về chủ đề, thông điệp và các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 trên toàn tỉnh.

Hình thức tuyên truyền gồm: treo băng rôn, pano, áp phích, khẩu hiệu với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn” tại cơ quan, trong và ngoài nhà trường nhằm nhắc nhở cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, học viên cũng như người dân cùng hành động bảo vệ môi trường; đăng tải các nội dung, hình ảnh về Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 trên website nhà trường và bảng tin của cơ quan, đơn vị. Cùng với đó, tích hợp nội dung giáo dục về tác hại của chất thải nhựa, túi nilon khó phân hủy đối với môi trường và hướng dẫn hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa, túi ni lông vào các môn học và các hoạt động giáo dục phù hợp tại đơn vị.

Các cơ sở giáo dục tùy theo điều kiện thực tế để tổ chức các hoạt động thiết thực như: Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh, Ngày không sử dụng túi ni lông, Ngày hội sống xanh… Không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như: ống hút, chai nước khoáng, hộp xốp, hộp nhựa, bát, đĩa nhựa... trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị; sử dụng cốc thủy tinh, cốc sứ hoặc phích, bình đựng nước dùng nhiều lần khi hội họp, tiếp khách.

Ngoài ra, các đơn vị phát động phong trào làm vệ sinh môi trường xung quanh trường học như: phát quang bụi rậm, quét dọn vệ sinh, thu gom các sản phẩm làm từ nhựa, bao bì, túi ni lông khó phân hủy, trồng cây xanh... nhằm góp phần làm cho môi trường ngày càng trở nên xanh-sạch-đẹp.

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.