Phú Thiện: Sẵn sàng đón khách tham quan lễ cúng cầu mưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, huyện Phú Thiện, Gia Lai tổ chức lễ cúng cầu mưa của Yang Pơtao Apuih (Vua Lửa) và kết nối hành trình khám phá nhiều điểm đến hấp dẫn trên địa bàn. Trước thềm lễ hội, ông Nguyễn Ngọc Ngô-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban chỉ đạo tổ chức lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apuih năm 2019-cho biết:
Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay, UBND huyện Phú Thiện chỉ đạo tổ chức lễ cúng cầu mưa của Yang Pơtao Apuih quy mô cấp xã. Điểm tổ chức chính của lễ hội là Di tích Plei Ơi-một điểm đến, 3 di sản văn  hóa. Đầu tiên, đây là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi; thứ 2, lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apuih là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; thứ 3, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngoài ra, khách tham quan có thể đến các địa điểm kết nối để hòa mình vào không gian tín ngưỡng tại lễ cầu mưa ở làng Rbai (xã Ia Piar); tham quan, chụp hình tại hồ sen (xã Ia Yeng) rộng 11 ha; du thuyền, dã ngoại cảnh quan sinh thái tại hồ Ayun Hạ; chiêm bái tượng Phật tại chùa Quang Sơn và thưởng thức đặc sản địa phương như: chả cá thác lác, cơm lam, gà nướng, xoài, gạo Phú Thiện…
* P.V: Du khách sẽ được tạo điều kiện như thế nào để được thực sự hòa mình vào lễ hội, thưa ông?
- Ông NGUYỄN NGỌC NGÔ: Với lực lượng tình nguyện viên trẻ, nhiệt tình, công tác truyền thông bài bản (băng rôn, pa nô, tờ gấp tuyên truyền, bảng chỉ dẫn...), du khách có thể dễ dàng đến các điểm tổ chức lễ hội. Ban tổ chức cũng bố trí không gian để du khách có thể chụp hình lưu niệm với không gian tín ngưỡng bản địa, những phong cảnh đẹp; hòa mình vào các trò chơi dân gian, tham gia uống rượu cần, múa xoang, thưởng thức ẩm thực địa phương và mua hàng lưu niệm...
 Thầy cúng Ksor Lơl (làng Rbai B, xã Ia Piar) thực hiện cúng cầu mưa Yang Ơi Đai. Ảnh: Đ.P
Thầy cúng Ksor Lơl (làng Rbai B, xã Ia Piar) thực hiện cúng cầu mưa Yang Ơi Đai. Ảnh: Đ.P
* P.V: Chính quyền địa phương đã có sự đầu tư, chuẩn bị những gì cho các hoạt động lễ hội nhằm quảng bá tiềm năng du lịch, thưa ông? 
- Ông NGUYỄN NGỌC NGÔ: Để chuẩn bị cho sự kiện này, UBND huyện đã ban hành các văn bản như: Quyết định số 611/QĐ-UBND ngày 13-12-2018 về việc thành lập Ban chỉ đạo tổ chức lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apuih huyện Phú Thiện năm 2019; kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 27-2-2019 về việc tổ chức lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apuih năm 2019; quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 16-4-2019 của UBND về việc xuất ngân sách huyện cấp bổ sung kinh phí cho Phòng Văn hóa-Thông tin huyện, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao, UBND xã Ayun Hạ, UBND xã Ia Piar để tổ chức lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apuih năm 2019... 
Nhằm đảm bảo lễ hội diễn ra thành công, trên cơ sở xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, UBND huyện đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập Ban chỉ đạo tổ chức lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apuih huyện Phú Thiện năm 2019; xuất ngân sách huyện cấp bổ sung kinh phí cho Phòng Văn hóa-Thông tin huyện, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao, UBND xã Ayun Hạ, UBND xã Ia Piar để tổ chức lễ. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, địa phương thực hiện. Cụ thể:
Phòng Văn hóa-Thông tin (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo) thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các xã, cơ quan có liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ đã được phân công; triển khai sửa chữa 3 nhà dài, sơn sửa 3 cổng Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi; phối hợp với đơn vị liên quan truyền thông, quảng bá du lịch địa phương; thiết kế và hợp đồng in 1.000 tờ gấp quảng bá du lịch huyện Phú Thiện.
Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan; thực hiện phóng sự giới thiệu về lễ cầu mưa và các điểm du lịch của huyện để phục vụ công tác quảng bá du lịch. Phối hợp với xã Ayun Hạ xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng gồm 3 chương với những nội dung ca ngợi bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Tổ chức hội thi văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện lần thứ XI-2019 tại di tích Plei Ơi để phục vụ du khách.
Ủy ban nhân dân xã Ayun Hạ thành lập Ban tổ chức lễ hội xã và các Ban hậu cần; họp và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với công tác chuẩn bị, phương án thực hiện; họp các thôn, làng thống nhất nội dung chương trình, công tác luyện tập cồng chiêng, văn hóa-văn nghệ tham gia giao lưu trong ngày lễ. Xây dựng kịch bản chi tiết, kế hoạch đảm bảo các phương án về an ninh trật tự khu vực lễ hội và khu vực để xe của khách tới tham dự. Xây dựng 3 bảng pa nô 2 mặt tuyên truyền nội dung lễ hội; trồng hoa dọc đường vào di tích; tổng vệ sinh trong khuôn viên di tích và dọc kênh mương khu vực bố trí để ô tô của du khách.
Ủy ban nhân dân xã Ia Piar thành lập Ban tổ chức lễ hội xã và các Ban hậu cần; triển khai cho các ban, ngành, đoàn thể xã, thôn trồng cây xanh, hoa dọc đường vào nhà thầy cúng và tại nhà rông văn hóa làng Rbai; đầu tư sửa sang hệ thống cơ sở vật chất như: nhà rông văn hóa, đường vào bến nước, hệ thống mương thoát nước tại các điểm nhà thầy cúng và nhà văn hóa thôn.
Ủy ban nhân dân xã Ia Yeng thành lập Ban tổ chức lễ hội xã và Ban hậu cần, phân công nhiệm vụ cụ thể; làm bảng hướng dẫn đường vào hồ sen, sửa chữa xong 6 chòi trên mặt hồ, triển khai hoàn thành hơn 1.000 m2 mặt bằng để xe và nơi trưng bày sản phẩm văn hóa, chuẩn bị 17 chiếc ghe và hoàn thiện 1 nhà vệ sinh để phục vụ du khách; đảm bảo các điều kiện thực hiện lễ thổi tai thu hút du khách.
Tóm lại, đến nay, công tác chuẩn bị cho lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apuih năm 2019 đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo cho việc diễn ra các hoạt động lễ hội. Vừa qua, Thường trực Huyện ủy và lãnh đạo UBND huyện đã trực tiếp đi kiểm tra và chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện cho kịp ngày tổ chức lễ hội.
* P.V: Huyện đã có những giải pháp gì nhằm huy động, thu hút và hỗ trợ người dân địa phương cùng tham gia làm du lịch và hưởng lợi từ hoạt động này, thưa ông?
- Ông NGUYỄN NGỌC NGÔ: Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống địa phương gắn với du lịch, huyện xác định người dân nơi đây chính là chủ thể của lễ hội. Ví dụ, tại lễ hội cầu mưa duy trì hàng năm ở làng Rbai A, Rbai B thì người thực hiện nghi thức cúng chính là ông Ksor Lơl-một người dân tại Plei Rbai-đã được công nhận là Nghệ nhân Ưu tú. Đồng bào Jrai nơi đây trực tiếp tham gia mọi hoạt động lễ hội, từ công tác vận động kinh phí đến chuẩn bị vật phẩm để cúng, ghè rượu cúng… Mỗi hộ dân khi đến tham gia lễ hội đều mặc trang phục truyền thống và mang theo ghè rượu để dân làng và du khách cùng thưởng thức. Ngoài ra, họ còn là chủ thể bán các mặt hàng lưu niệm như đồ thổ cẩm, ẩm thực địa phương và được hưởng lợi từ các dịch vụ mang lại...
* P.V: Xin cảm ơn ông!
 ĐỨC PHƯƠNG (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.