Phòng-chống bệnh dại: Không thể lơ là

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Số lượng đàn chó, mèo nuôi lớn, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại còn thấp, ý thức người dân trong phòng bệnh còn hạn chế dẫn đến nhiều nỗi lo trong công tác phòng-chống bệnh dại ở trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai), tổng đàn chó, mèo nuôi của tỉnh hiện nay khoảng 210 ngàn con. Phần lớn đàn chó, mèo người dân đều không khai báo nên công tác quản lý của chính quyền địa phương còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tình trạng chó, mèo nuôi thả rông không đeo rọ mõm, không người trông coi diễn ra phổ biến từ đô thị đến các vùng nông thôn. Đặc biệt, hầu hết đàn chó, mèo đều chưa được tiêm phòng vắc xin phòng-chống bệnh dại nên đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của người dân.

Nuôi chó thả rông tại xã Hà Đông ( huyện Đak Đoa). Ảnh: Nguyễn Diệp

Nuôi chó thả rông tại xã Hà Đông ( huyện Đak Đoa). Ảnh: Nguyễn Diệp

Điển hình như ngày 7-8-2024, tại gia đình ông Nguyễn Thế Hùng (thôn 1, xã Diên Phú, TP. Pleiku) nuôi 2 con chó cỏ được 3 năm. Trong đó, 1 con có các triệu chứng chảy nước dãi, mắt lờ đờ, cơ miệng cứng, bỏ ăn… nghi ngờ chó bị mắc bệnh dại. Nhận được tin từ người dân, UBND xã Diên Phú đã báo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đến xác minh và lấy mẫu bệnh phẩm gửi Chi cục Thú y vùng V xét nghiệm. Kết quả mẫu bệnh phẩm dương tính với bệnh dại. Qua khai báo của gia đình, cả 2 vật nuôi trên đều chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại trong 2 năm.

Ông Đặng Bá Vinh- Phó Chủ tịch UBND xã Diên Phú-cho biết: Ngay sau khi có kết quả dương tính với bệnh dại, UBND xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Pleiku tổ chức tiêu hủy con chó mắc bệnh và khử độc, tiêu trùng khu vực nuôi nhốt, các vật dụng liên quan. Tổ chức tiêm phòng vắc xin bệnh dại bao vây đàn chó, mèo tại thôn 1 và các thôn lân cận. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã, các nhóm Zalo để người dân biết chủ động biện pháp phòng ngừa không thả rông chó, mèo. Ngoài ra, hướng dẫn chủ hộ thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng, theo dõi sức khỏe vật nuôi còn lại và vận động các thành viên trong gia đình có tiếp xúc trực tiếp với con chó mắc bệnh đến cơ sở y tế để được tư vấn hỗ trợ phòng bệnh dại trên người.

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 5 người tử vong do bệnh dại gây ra. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều chủ quan, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo và không đến cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị khi bị chó, mèo cắn. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh mới tiêm phòng được hơn 37.400 liều vắc xin phòng dại chó, mèo đạt khoảng 22% tổng đàn. Trong đó, ngân sách từ các địa phương hỗ trợ tiêm phòng hơn 23 ngàn liều, Trung ương hỗ trợ 10 ngàn liều và xã hội hóa được gần 4.400 liều.

Tiêm phòng vắc xin bệnh dại trên đàn chó nuôi là giải pháp phòng-chống bệnh dại hiệu quả. Ảnh: Nguyễn Diệp

Tiêm phòng vắc xin bệnh dại trên đàn chó nuôi là giải pháp phòng-chống bệnh dại hiệu quả. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trước tình hình dịch bệnh dại trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp, để chủ động trong công tác phòng ngừa, ngày 12-8, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã có Công văn số 663/ CCCNTY-QLDB về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng-chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung đề nghị TP. Pleiku khẩn trương triển khai các giải pháp xử lý, khống chế ổ bệnh dại tại thôn 1, xã Diên Phú. Các địa phương khác tiếp tục đề xuất cấp có thẩm quyền mua vắc xin tiêm phòng cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn đảm bảo tỷ lệ được tiêm phòng đạt trên 80% tổng đàn.

Trao đổi với P.V, ông Thái Văn Dũng- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-cho biết: Công tác quản lý đàn chó, mèo nuôi của tỉnh hiện đang gặp nhiều khó khăn vì phần lớn người dân ở các địa phương chăn nuôi chó, mèo thả rông và không khai báo. Trong khi tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại của tỉnh rất thấp, chưa đạt theo quy định. Bên cạnh đó, việc bố trí kinh phí tiêm phòng bệnh dại trên động vật, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ điều trị dự phòng trên người chưa đảm bảo do các địa phương cấp huyện chưa có điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại phục vụ công tác điều trị dự phòng bệnh dại. Nhận thức của người dân về sự nguy hiểm, các biện pháp phòng-chống bệnh dại trên người và động vật còn nhiều hạn chế, dẫn đến nguy cơ bệnh dại phát sinh và truyền lan trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê tiêm phòng vắc xin bệnh dại cho chó, mèo tại xã Ia Glai. Ảnh: Nguyễn Diệp

Cán bộ thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê tiêm phòng vắc xin bệnh dại cho chó, mèo tại xã Ia Glai. Ảnh: Nguyễn Diệp

“Trong thời gian tới, các địa phương cần thống kê chính xác số lượng đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn. Những địa phương chưa bố trí kinh phí thì bổ sung kinh phí mua vắc xin về tiêm phòng bệnh dại, đảm bảo đạt kế hoạch. Ngoài ra, Chi cục sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phòng-chống bệnh dại. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Thú y cấp trên kịp thời chia sẻ thông tin và thực hiện Chương trình giám sát bệnh dại do CDC Hoa Kỳ tài trợ năm 2024 nhằm phát hiện các trường hợp dại trên động vật để triển khai các biện pháp phòng-chống bệnh dại trên người và động vật theo quy định”- Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng thế giới liên tục lập đỉnh

Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục vào thứ Năm và đang hướng đến tháng tốt nhất trong bảy tháng do nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ để biết manh mối về lộ trình lãi suất.

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

Tọa đàm, ký kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây

(GLO)- Ngày 30-10, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Păh và UBND xã Nghĩa Hòa tổ chức tọa đàm liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh dây trên địa bàn xã với sự tham gia của các hợp tác xã và 25 hộ trồng chanh dây trên địa bàn.

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

Gạo Đài Thơm 8 Ia Lâu vươn ra thị trường

(GLO)- Với quyết tâm đưa gạo Đài Thơm 8 đến với người tiêu dùng, chị Hà Thị Thuẩn-Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tuyên truyền, quảng bá và giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức.