Gia Lai tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước tình hình bệnh dại gia tăng và diễn biến phức tạp, ngày 2-4-2024, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn số 754/UBND-NL về việc tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh.

Để giảm thiểu và tiến tới không còn người chết vì bệnh dại trên địa bàn tỉnh; thực hiện Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14-3-2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường triển khai quyết liệt công tác phòng, chống bệnh dại theo đúng quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 17-3-2023 và Công điện số 05/CĐ-UBND ngày 9-10-2023 của UBND tỉnh.

Theo đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai nghiêm túc, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh dại. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh dại thuộc địa bàn quản lý; kiểm điểm, xử lý cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Cân đối, bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 22/CĐ-TTg, Kế hoạch số 568/KH-UBND ngày 25-3-2022 của UBND tỉnh về phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2022-2030 và Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 3-11-2023 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2024.

Chủ nuôi chó cần thực hiện nghiêm các quy định về nuôi, tiêm phòng, quản lý chó. Ảnh: Như Nguyện
Chủ nuôi chó cần thực hiện nghiêm các quy định về nuôi, tiêm phòng, quản lý chó. Ảnh: Như Nguyện

Các địa phương báo cáo kết quả bố trí kinh phí mua vắc xin, tiến độ triển khai việc tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo trong năm 2024 về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 15-4-2024 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo và các loại động vật khác có nguy cơ gây bệnh, nhất là việc tiêm vắc xin và phòng, chống bệnh dại cho chó, mèo; thực hiện đầy đủ việc tiêm và điều trị dự phòng bệnh dại cho người khi bị động vật, đặc biệt là chó, mèo cào, cắn.

Hướng dẫn, yêu cầu các chủ hộ nuôi chó, mèo và động vật khác có nguy cơ gây bệnh cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về nuôi, nhốt, quản lý, nhất là việc khai báo, tiêm vắc xin và phòng, chống bệnh dại; không để chó, mèo thả rông, khi đưa chó, mèo ra nơi công cộng, nơi đông người, khu dân cư, chung cư phải quản lý và thực hiện đầy đủ các biện pháp để bảo đảm an toàn cho người xung quanh (đặc biệt đối với chó phải được đeo rọ mõm, có dây xích và người dắt) và bảo đảm vệ sinh môi trường.

Tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo; điều tra, truy tố, kiên quyết xử lý nghiêm đối với trường hợp không tuân thủ đúng quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.

Các chủ nuôi cần tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo để phòng, chống bệnh dại. Ảnh: Như Nguyện

Các chủ nuôi cần tiêm vắc xin phòng dại cho chó, mèo để phòng, chống bệnh dại. Ảnh: Như Nguyện

Đảm bảo việc tiếp cận vắc xin phòng bệnh dại cho người, phổ biến địa chỉ các địa điểm tiêm phòng bệnh dại và truyền thông hướng dẫn người bị chó, mèo cào cắn đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Thống kê, tổng hợp, báo cáo đầy đủ, chính xác thông tin về các hộ nuôi chó, số chó nuôi, tiêm phòng vắc xin bệnh dại tại tổ dân phố, khu dân cư, thôn, buôn, làng và báo cáo kịp thời tình hình bệnh dại động vật theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT.

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND tỉnh tổ chức triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 22/CĐ-TTg; Kế hoạch số 568/KH-UBND và Quyết định số 666/QĐ-UBND của UBND tỉnh; chủ động thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh dại tại các địa phương; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh những địa phương còn chủ quan, lơ là để chỉ đạo xử lý, chấn chỉnh kịp thời; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh những nội dung có liên quan thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp, hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố giám sát chặt chẽ tình hình bệnh dại trên động vật, kịp thời phát hiện chó, mèo nghi bệnh dại, tổ chức lấy mẫu gửi xét nghiệm, điều tra, ứng phó, xử lý ổ bệnh dại theo quy định; kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo công tác tiêm vắc xin phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo. Tăng cường phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trong việc hướng dẫn điều tra dịch tễ, xử lý ổ bệnh dại khi phát hiện có trường hợp người mắc bệnh dại do chó, mèo cào, cắn. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển chó, mèo ra, vào địa bàn tỉnh theo quy định.

Sở Y tế tham mưu triển khai Kế hoạch phòng, chống bệnh dại trên người trên địa bàn tỉnh, nhất là công tác tuyên truyền cho người dân đi điều trị dự phòng bệnh dại ngay khi bị chó, mèo cào, cắn, đảm bảo tiêm đúng, đủ liệu trình, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người do bệnh dại. Tham mưu tổ chức, bố trí đầy đủ các điểm tiêm phòng, vật tư trang thiết bị để điều trị dự phòng bệnh dại cho người tại các địa phương, đảm bảo mỗi địa phương cấp huyện có ít nhất 1 điểm tiêm phòng dại; tiêm vắc xin miễn phí cho các đối tượng theo quy định tại Kế hoạch số 568/KH-UBND ngày 25-3-2022 của UBND tỉnh. Kịp thời chia sẻ thông tin các trường hợp người bị chó, mèo cào, cắn đi khai báo để được tư vấn điều trị, tiêm vắc xin và các trường hợp người tử vong do bệnh dại với Sở Nông nghiệp và PTNT để phối hợp xử lý.

Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch truyền thông học đường về phòng, chống bệnh dại trên địa bàn toàn tỉnh trước khi kết thúc năm học 2023-2024.

Gia Lai tăng cường các hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh dại. Ảnh: Như Nguyện

Gia Lai tăng cường các hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh dại. Ảnh: Như Nguyện

Sở Tài chính trên cơ sở dự toán của các đơn vị liên quan xây dựng theo đúng quy định, có trách nhiệm tổng hợp, cân đối theo khả năng ngân sách, tham mưu UBND tỉnh xem xét trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo phân cấp quản lý ngân sách để triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 22/CĐ-TTg và Kế hoạch số 568/KHUBND ngày 25-3-2022 của UBND tỉnh.

Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng công an địa phương chủ động nắm tình hình, kịp thời điều tra, xử lý nghiêm trường hợp chủ nuôi chó không thực hiện quy định về nuôi, tiêm phòng, quản lý chó dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bệnh dại theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương; năm 2023, cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố, 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022. Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã có 27 người tử vong do bệnh dại tại 17/63 tỉnh, thành phố, tăng gấp hơn hai lần so với cùng kì năm 2023 (11 ca). Riêng tại tỉnh Gia Lai, trong năm 2023 có 14 ca tử vong do bệnh dại trên người và chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2024 có thêm 2 ca .

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.