Ayun Pa đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước nguy cơ bùng phát bệnh dại trong điều kiện thời tiết nắng nóng, thị xã Ayun Pa đã tổ chức tiêm phòng bệnh dại cho đàn vật nuôi tại phường Hòa Bình. Sau đó, đồng loạt ra quân tại tất cả các xã, phường với mục tiêu phấn đấu trên 70% đàn vật nuôi được tiêm phòng bệnh dại.

Cách đây hơn 1 năm, khi đang đi sửa chữa đường dây điện, ông Nguyễn Văn Y (tổ 4, phường Đoàn Kết) bị một con chó chạy rông ngoài đường cắn vào chân gây chảy máu. Không biết vật nuôi của gia đình nào để nhờ theo dõi, ông phải đi tiêm vắc xin và huyết thanh phòng dại. Ông cho hay: “Tình trạng chó thả rông không chỉ gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông mà khi chúng cắn người sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không tiêm phòng dại kịp thời”.

Ông Rcom Đoa-Cán bộ thú y phường Đoàn Kết đến từng hộ dân tiêm phòng dại cho vật nuôi. Ảnh: V.C

Ông Rcom Đoa-Cán bộ thú y phường Đoàn Kết đến từng hộ dân tiêm phòng dại cho vật nuôi. Ảnh: V.C

Phường Đoàn Kết hiện có trên 350 con chó, mèo. Nhiều người dân nuôi chó nhưng không chú trọng tiêm phòng. Ông Rcom Đoa-Cán bộ thú y phường-chia sẻ: Do nhiều hộ chưa nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh dại nên công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi gặp nhiều khó khăn. Trong đợt ra quân đồng loạt vào cuối tháng 2 vừa qua, mặc dù đã thông báo rộng rãi đến người dân nhưng rất ít người đưa vật nuôi đến điểm tiêm phòng tập trung. Cán bộ thú y cùng với cán bộ tổ dân phố đến từng nhà tuyên truyền, vận động nhưng cũng chỉ tiêm được 108 con chó, chiếm 30,8% tổng đàn. Nguyên nhân là do nhiều gia đình đi làm nương rẫy. Bên cạnh đó, đa số vật nuôi thả rông nên không thể tiêm phòng.

Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, xã Ia Sao mới chỉ tiêm phòng dại được 67/200 con chó, mèo. Ông Nay Quy-Cán bộ thú y xã-cho biết: Xã có 4/5 thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù chi phí tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi đã được Nhà nước hỗ trợ nhưng do nhận thức còn hạn chế nên người dân không chú trọng đến việc này. “Mặc dù đối diện với nhiều nguy hiểm trong quá trình tiêm phòng nhưng cán bộ thú y cũng như lực lượng tham gia hỗ trợ không được hưởng thêm chế độ phụ cấp nào. Đây cũng là một trong những bất cập khiến tỷ lệ tiêm phòng vật nuôi đạt thấp”-ông Quy bộc bạch.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do vi rút dại lây từ chó, mèo sang người thông qua vết cắn, cào hoặc tiếp xúc với vết thương hở, dẫn đến nhiễm trùng não. Với mục tiêu phấn đấu trên 70% đàn vật nuôi được tiêm phòng dại, cuối tháng 2 vừa qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã đã tổ chức tiêm phòng điểm tại phường Hòa Bình và ra quân đồng loạt tại tất cả các xã, phường. Dù vậy, kết quả cũng chỉ đạt 17,1% tổng đàn.

Tình trạng chó thả rông gây nhiều khó khăn cho công tác tiêm phòng cũng như tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh dại. Ảnh: Vũ Chi

Tình trạng chó thả rông gây nhiều khó khăn cho công tác tiêm phòng cũng như tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh dại. Ảnh: Vũ Chi

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã Phạm Thị Hồng Hoa phân tích: Toàn thị xã hiện có trên 3.700 con chó, mèo. Mặc dù lượng vắc xin phòng dại do Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cấp về không thiếu nhưng tỷ lệ tiêm phòng vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi của thị xã chỉ đạt dưới 50%. Nguyên nhân chính là do ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao, nhiều người thờ ơ, không phối hợp với nhân viên thú y khi tiêm phòng cho vật nuôi của gia đình. Bên cạnh đó là thói quen nuôi chó thả rông vẫn còn phổ biến. Tai nạn, rủi ro có thể xảy ra nhưng cán bộ thú y cơ sở chỉ được hưởng phụ cấp khoảng 2,1 triệu đồng/tháng, không được hỗ trợ công tiêm vắc xin phòng dại cũng phần nào ảnh hưởng đến công việc của họ.

“Thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã phối hợp với các xã, phường rà soát tổng đàn vật nuôi để nắm số lượng chính xác, xây dựng kế hoạch tiêm phòng dại phù hợp; triển khai cho các hộ dân ký cam kết tiêm phòng và đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi; tổ chức tập huấn, tuyên truyền về sự nguy hiểm của bệnh dại, từ đó nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng-chống bệnh dại trên đàn vật nuôi”-bà Hoa nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.