Bỏ bữa sáng

Ảnh: Shutterstock/Nguồn: znews.vn
Bỏ bữa sáng có thể dẫn đến nhiều tác động ngắn hạn và dài hạn, khiến bạn sụt giảm năng lượng cả ngày. Ngoài ra, thói quen nhịn ăn sáng có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, trào ngược axit, đau dạ dày mạn tính và rối loạn tiêu hóa; làm giảm độ nhạy insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose và tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, bao gồm gan nhiễm mỡ không do rượu.
Mặt khác, khi bạn không ăn sáng, mật không có thức ăn để tiêu hóa, khiến dịch mật tích tụ trong túi mật và đường ruột. Điều này tạo ra nhiều cholesterol xấu, dẫn đến hình thành sỏi thận, tăng nguy cơ suy thận và nhiều vấn đề khác về thận.
Uống nước ép trái cây mỗi sáng
Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy uống thêm nửa ly nước ép trái cây mỗi buổi sáng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 16%. Dữ liệu này được chỉ ra từ nghiên cứu có sự tham gia của hơn 190.000 nam giới và phụ nữ.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên thay thế đồ uống có đường bằng đồ uống không calo, không chứa chất làm ngọt nhân tạo. Mặc dù nước ép trái cây có chứa một số chất dinh dưỡng nhưng việc tiêu thụ chúng nên ở mức vừa phải.
Ăn thịt xông khói và đồ chiên, rán
Ăn 1 miếng thịt xông khói hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng lên 20%.
Tương tự, đồ chiên rán thường có lượng chất béo và calo rất lớn, dẫn đến xu hướng tăng cân nhanh. Không những vậy, thực phẩm chiên, rán còn được WHO xếp vào nhóm các chất gây ung thư 2A (nhóm các hợp chất có thể gây ung thư trên người).
Thường xuyên ăn đồ cay

Ớt rất giàu vitamin C, chất xơ và có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ thị lực.
Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức gia vị này có thể làm bỏng thực quản, phá hủy vị giác, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
Đối với những người có nguy cơ bị loét dạ dày, ăn ớt khiến tình trạng càng thêm tệ.
Uống cà phê đen trước bữa sáng
Nhiều người thường tìm đến cà phê ngay sau một đêm mất ngủ để giải quyết tình trạng uể oải, mệt mỏi. Tuy nhiên, việc uống cà phê đen trước khi ăn sáng có thể có tác động tiêu cực đến quá trình kiểm soát lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.