Phát triển hợp tác xã bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi Gia Lai đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 126 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, trong đó có trên 60% số HTX nông nghiệp hoạt động khá giỏi, hạ thấp tỷ lệ HTX trung bình và xóa HTX yếu kém, người ta tin đây là đề án khả thi.

Phát triển các HTX là xu hướng sản xuất và kinh doanh nông nghiệp tất yếu hiện nay, khi mỗi HTX có thể trở thành một trung tâm kỹ thuật nông nghiệp nhỏ, gắn với chuỗi giá trị mà sản phẩm nông nghiệp phải là hàng hóa và mang lại lợi nhuận tốt cho người sản xuất. Phải bắt đầu từ những mô hình HTX sản xuất và buôn bán, nhưng những mô hình ấy có phát triển và nhân rộng được hay không là do hiệu quả thực tế mà nó mang lại.

 

Ảnh internet
Ảnh internet

Quản lý một HTX kiểu mới hoàn toàn khác với quản lý một HTX theo kiểu cũ. Vì thế, ban quản trị phải gồm những người có kỹ năng lao động nông nghiệp, có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật, có quan hệ tốt và rộng rãi để tìm được đầu ra cho sản phẩm mình sản xuất. Nếu sản xuất ra sản phẩm mà không bán được, hoặc bán không đúng với giá trị thực của nó, thì HTX ấy không thể nào tồn tại. Với HTX kiểu mới, sản xuất và thị trường tiêu thụ phải gắn chặt với nhau, để công sức lao động của thành viên không bị rẻ rúng, người lao động nông nghiệp ngày càng có thu nhập cao hơn. Nếu thành lập nhiều HTX để lấy thành tích, lấy số lượng báo cáo, còn thực chất hoạt động của HTX ra sao không biết, thì điều đó sẽ mang tới những tai hại khôn lường.

Còn theo đánh giá của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Liên minh HTX Việt Nam được tổ chức mới đây, 1 năm mà cả nước thành lập mới được hơn 2.000 HTX là thành tích bất ngờ, thể hiện vai trò rất quan trọng cũng như sức hút của HTX kiểu mới. Điều ấy đúng về một phía, phía bề nổi, phía số lượng. Còn thực chất những HTX mới thành lập ấy hoạt động ra sao, có thể tồn tại bền vững hay không, mới là phần cốt lõi. Bây giờ gia nhập hay ra khỏi HTX là hoàn toàn tự nguyện, không thể ép buộc. Vì thế, người nông dân chỉ gắn bó với HTX nếu nó mang lại lợi ích cụ thể và thiết thực cho họ so với khi sản xuất cá thể.

Việc so sánh ấy người nông dân bây giờ tính được rất nhanh. Vì thế, nên chăng, trước khi quyết định thành lập một HTX, phải xem xét kỹ lưỡng khả năng hoạt động của nó, xem nó có thể phát triển bền vững hay không. Nếu chưa đủ điều kiện, thì tốt nhất là tiếp tục chuẩn bị khả năng sản xuất và buôn bán hàng hóa, tóm lại, là phải “tập bay” trước khi có thể “cất cánh” một cách vững vàng. Cái khó nhất bây giờ với một HTX nông nghiệp vẫn là quy trình sản xuất sản phẩm bảo đảm các tiêu chí về vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật sản xuất hữu cơ, chuẩn bị mua giống thật chuẩn, và cuối cùng, tìm được đầu ra lâu dài cho những sản phẩm của mình. Thiếu bất cứ một khâu nào trong chuỗi giá trị ấy, HTX sẽ không thể tồn tại và phát triển bền vững.

Lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao đang có sức thu hút rất lớn đối với Việt Nam. Sản phẩm của nó xuất khẩu đang rất hấp dẫn, vì khi đạt chuẩn quốc tế thì đầu ra sẽ bền vững. Nhưng đầu tư vào lĩnh vực này không chỉ yêu cầu vốn, mà quan trọng hơn, yêu cầu “chất xám” và kỹ năng sản xuất nông nghiệp thích hợp. Chưa kể, phải tìm được đầu ra cho sản phẩm. Đó là cái khó nhất với đa số người nông dân “truyền thống” của chúng ta bây giờ.

Thành lập một HTX nông nghiệp đã khó, nuôi nó phát triển bền vững còn khó hơn rất nhiều.

Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

Ngành Thuế Chư Pưh tiếp tục đôn đốc, khai thác tốt các nguồn thu

(GLO)- Đến thời điểm này, huyện Chư Pưh đã thu được gần 29 tỷ đồng nộp ngân sách, đạt khoảng 120% dự toán tỉnh và HĐND huyện giao (trừ tiền sử dụng đất). Từ nay đến hết năm 2024, ngành Thuế huyện tiếp tục triển khai các giải pháp để quản lý thuế, chống thất thu cũng như khai thác tốt các nguồn thu.