Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông ngày càng giàu đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, sự điều hành linh hoạt của chính quyền và tinh thần đoàn kết, vượt khó của người dân, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã hoàn thành và vượt 19/21 chỉ tiêu đề ra.

Đây là tiền đề quan trọng để huyện tập trung một số giải pháp nhằm tạo sự đột phá trong năm 2025, xây dựng Chư Prông ngày càng giàu đẹp.

Những kết quả nổi bật

Huyện Chư Prông xác định, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá để hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII.

Vì thế, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh, dự toán ngân sách năm 2024, kế hoạch 5 năm 2021-2025 của huyện cũng như các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.

Cùng với đó, bám sát các nghị quyết, kết luận của Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện đã chỉ đạo, điều hành triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; nỗ lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ; tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài và giải quyết, ứng phó kịp thời các vấn đề mới phát sinh.

Nhờ triển khai quyết liệt các giải pháp, năm 2024, kinh tế của huyện tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, cơ bản khai thác có hiệu quả các tiềm năng.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 17,91%, trong đó, ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 15,69%; công nghiệp và xây dựng tăng 18,93%; dịch vụ tăng 20,99%.

Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện (theo giá hiện hành) là 22.556,55 tỷ đồng, đạt 115,7% kế hoạch, tăng 26,15% so với năm 2023.

chprong2.jpg
Nông dân xã Ia Drang (huyện Chư Prông) chăm sóc vườn cà phê. Ảnh: V.H

Diện tích gieo trồng trên địa bàn huyện năm 2024 là 77.135,6 ha, đạt 100,23% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực quy hạt ước đạt 32.754 tấn, đạt 100,05% kế hoạch.

Huyện đã có 29 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao. Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản của huyện là 223,025 tỷ đồng.

Đến nay, toàn huyện có 9/19 xã về đích nông thôn mới, đạt 47,38% và 15 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới; tổng số tiêu chí đạt được của các xã là 264, bình quân đạt 13,89 tiêu chí/xã.

Năm 2024, toàn huyện có 27 doanh nghiệp và 1 hợp tác xã thành lập mới; cấp mới 258 giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh/địa điểm kinh doanh với số vốn đăng ký hơn 56 tỷ đồng. Hiện có 370 doanh nghiệp, 32 hợp tác xã và 4.408 hộ kinh doanh cá thể.

Trong năm, đã có 5 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 364,29 tỷ đồng và 2 dự án được cấp quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư. Hiện đã có 46 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đang triển khai xây dựng cơ bản với tổng vốn đầu tư 11.023,6 tỷ đồng.

Xây dựng Chư Prông ngày càng giàu mạnh

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII.

Theo dự báo, tình hình kinh tế của huyện tiếp tục ổn định; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá; sản xuất, kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực; niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng tăng lên; hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội được quan tâm đầu tư, hệ thống các quy hoạch của huyện dần được hoàn chỉnh, đồng bộ với quy hoạch tỉnh.

Đây là tiền đề quan trọng để huyện tập trung một số giải pháp nhằm tạo sự đột phá, đưa Chư Prông phát triển nhanh, bền vững. Theo đó, tiếp tục giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống người dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI).

Cùng với đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

chprong1.jpg
Một góc thị trấn Chư Prông nhìn từ trên cao. Ảnh: V.H

Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2025: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 11,69%. Cơ cấu kinh tế, ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 42,71%; ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 25,85%; ngành dịch vụ chiếm 31,44%; tổng diện tích gieo trồng đạt 77.049 ha; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện 85,92 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 5.000 tỷ đồng. Số lao động được giải quyết việc làm mới là 3.974 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 61%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,2%, hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm 5,78%.

Triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững.

Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; sử dụng giống mới có năng suất và chất lượng cao.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây trồng, tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo quy hoạch. Chú trọng phát triển một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện.

Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung, đảm bảo hiệu quả, an toàn thực phẩm và an toàn sinh học. Phát triển các dự án ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất để khai thác tối đa diện tích được đầu tư.

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Huy động toàn bộ hệ thống chính trị, tập trung mọi nguồn lực tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phấn đấu năm 2025, toàn huyện có thêm 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã Bình Giáo). Tiếp tục triển khai xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

duong-ve-chu-prong-1763.jpg
Huyện Chư Prông tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao chất lượng đời sống của người dân trong năm 2025. Ảnh: V.H

Huyện Chư Prông tập trung thu hút doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, nhất là hợp tác xã.

Thực hiện liên kết giữa hộ gia đình với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản.

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

(GLO)- Ngày 31-3, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị (mở rộng) nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I và nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II-2025.

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

Hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua cho phụ nữ huyện Phú Thiện

(GLO)- Sáng 25-3, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua, đợt thi đua đặc biệt chào mừng các ngày lễ lớn và hưởng ứng phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hơn 100 cán bộ, hội viên phụ nữ của 2 xã Ia Piar và Ia Peng (huyện Phú Thiện).

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.