Phát huy giá trị di tích Rộc Tưng-Gò Đá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đầu tháng 11-2020, di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia. Tự hào về vùng đất giàu trầm tích lịch sử-văn hóa, chính quyền và các tầng lớp nhân dân An Khê đang ra sức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích này.
Mỗi năm, Di tích thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá đón hàng ngàn lượt khách, nhà khoa học đến tham quan, nghiên cứu. . Ảnh: Ngọc Minh
Mỗi năm, Di tích thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá đón hàng ngàn lượt khách, nhà khoa học đến tham quan, nghiên cứu. Ảnh: Ngọc Minh
Cách đây 7 năm, khi các nhà khảo cổ phát hiện dấu tích của người tối cổ tại khu đất sản xuất của gia đình ông Nguyễn Văn Đẳng (tổ 6, phường An Bình) ở Gò Đá, ông đã hiến tặng 500 m2 đất để phục vụ công tác khai quật, nghiên cứu. Ông Đẳng vui vẻ nói: “Tôi rất tự hào khi Rộc Tưng-Gò Đá trở thành di tích quốc gia. Tôi mong thị xã sớm làm hàng rào, làm đường đi vào khu di tích để việc bảo tồn, tham quan, nghiên cứu được thuận lợi hơn”.
Còn ông Phạm Ngọc Anh (thôn An Xuân 1, xã Xuân An) thì cho rằng, mình có duyên và may mắn bởi di tích Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4 được xác định có nhiều hiện vật đặc trưng nhất của cụm di tích lại nằm trong khu vực đất sản xuất của gia đình. Nhận thấy tầm quan trọng của di tích, ông đã hiến 1.800 m2 đất để UBND thị xã xây dựng nhà bảo tồn ngoài trời nhằm bảo vệ tại chỗ hố khai quật, đồng thời, làm điểm tham quan, nghiên cứu, học tập, giới thiệu cho du khách.
Ông Phạm Ngọc Anh hồ hởi chia sẻ: “Hàng năm, nhiều người đến tham quan, nghiên cứu. Tôi thấy rất vui và tự hào vì đã góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương”.
Ông Hồ Hữu Mạnh-Chủ tịch UBND xã Xuân An-cho hay: “Trên địa bàn xã có 12 điểm di tích, từ Rộc Tưng 1 đến Rộc Tưng 12. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của các di tích, xã đã vận động người dân tham gia bảo vệ di tích; phối hợp với các ngành chức năng làm tốt công tác cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ. Đặc biệt, xã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân trong quá trình sản xuất cần chú trọng bảo vệ địa tầng nhằm hạn chế sự xâm hại đến tầng văn hóa nằm trong lòng đất”.
Thị xã An Khê đã xây dựng nhà bảo tồn ngoài trời, nhằm bảo vệ tại chỗ hố khai quật. Đồng thời, làm điểm tham quan, nghiên cứu, học tập, giới thiệu cho du khách. Ảnh: Ngọc Minh
Thị xã An Khê đã xây dựng nhà bảo tồn ngoài trời nhằm bảo vệ tại chỗ hố khai quật, đồng thời làm điểm tham quan, nghiên cứu, học tập, giới thiệu cho du khách. Ảnh: Ngọc Minh
Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Kim Dung-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê-cho biết: Việc di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá được công nhận là di tích cấp quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao của thị xã trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Năm 2020, di tích Rộc Tưng-Gò Đá đón khoảng 1.000 lượt khách, nhà khoa học đến tham quan, nghiên cứu.
“Thời gian tới, thị xã tiếp tục phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch khoanh vùng bảo vệ các điểm di tích và xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Cùng với đó, thị xã tuyên truyền để người dân nhận thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của di tích cũng như việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, địa phương tiếp tục kêu gọi các nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cùng chung tay bảo vệ, đầu tư khai thác và hưởng lợi từ giá trị di sản.
Thị xã cũng ưu tiên các nguồn lực để tôn tạo, chống xuống cấp các di tích; đồng thời, quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, kết hợp mô hình du lịch sinh thái-lịch sử-văn hóa hướng đến mục tiêu phục vụ phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê thông tin.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.