Ngày 26-6, thông tin từ lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Đắk Nông cho biết, qua 4 tháng triển khai thư ngỏ của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nôngvề sưu tầm, hiến tặng tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng Đắk Nông, đến nay đơn vị đã tiếp nhận được 284 tư liệu, hiện vật trao tặng.
Người đàn ông bỏ việc ở công ty nước ngoài để về quê thực hiện đam mê sưu tầm đồ cổ. Sau 15 năm, anh đã sở hữu hơn 3.000 hiện vật, đồ cổ từ thời tiền sử đến cận đại. Anh cũng ấp ủ dự định mở bảo tàng để giới thiệu những điều thú vị về vùng đất Kon Tum.
Trước hết, nghệ nhân xưa đã tạo tác tượng bò thần Nandi (tên gọi khác là Nadin) nhằm mục đích phục vụ niềm tin tôn giáo, sau nữa để biểu đạt quan điểm thẩm mỹ.
(GLO)- Ngày 26-5, một phái đoàn khảo cổ Ai Cập thông báo đã phát hiện 3 lăng mộ có niên đại từ thời Tân Vương quốc (1550-1069 trước Công nguyên). Đây là một trong những thời đại nổi tiếng nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại.
(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 536/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích Plei Ring (xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Sau khi báo cáo sơ bộ về những phát hiện mới nhất trong cuộc khai quật gần đây tại di chỉ Vườn Chuối (Hoài Đức), các chuyên gia đề xuất đẩy nhanh việc công nhận di chỉ Vườn Chuối là di tích cấp thành phố.
(GLO)- Theo Quyết định số 1177/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, bắt đầu từ năm 2024 sẽ tổ chức, điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch trên toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự kiến thực hiện trong vòng 5 năm.
Bản tin hôm nay có những thông tin sau: Gia Lai đứng đầu cả nước về số ca tử vong do bệnh dại; Phân luồng phương tiện đi qua TP. Pleiku: Mạnh tay với các trường hợp vi phạm; 2 doanh nhân trẻ Gia Lai đạt giải thưởng khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc năm 2023; Phát hiện thêm nhiều di tích khảo cổ thời đại Đá cũ; Hơn 26,1 tỷ đồng phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, khó khăn.
(GLO)- Tại di chỉ khảo cổ Giồng Cá Vồ (huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh), các nhà khoa học vừa phát hiện trong một di tích mộ đất có di cốt người cổ được xác định có niên đại cách ngày nay khoảng 2.300 năm. Đây là khung niên đại nằm trong giai đoạn hậu kỳ kim khí ở Việt Nam.
Thành nhà Hồ (tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2011. UNESCO đánh giá, kỹ thuật xây dựng thành công các bức tường thành bằng đá lớn ở Thành nhà Hồ được xem như hiện tượng đột khởi, vô tiền khoáng hậu trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách Việt Nam và khu vực.
“Kho báu“ Swan Point được khai quật ở Alaska đã mang đến nhiều bằng chứng sống động cho “cây cầu“ bí ẩn nối Alaska và Siberia, thheo tuyên bố mới từ Văn phòng Lịch sử và khảo cổ Alaska (OHA).
Italy trở thành quốc gia có nhiều di sản văn hóa sau khi 12 bộ cổng vòm thời Trung cổ và các công trình xung quanh tại thành phố Bologna được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
NXB Tổng hợp TPHCM vừa ra mắt trọn bộ 2 quyển sách Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông - Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo của tác giả Louis Malleret do Nguyễn Hữu Giềng, Nguyễn Thị Hiệp, Olivier Tessier tổ chức, biên dịch và giới thiệu.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy dấu tích của một đoạn tường thành cổ và con hào cổ có niên đại khoảng 5.200 năm ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung nước này.
(GLO)- Đầu tháng 11-2020, di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia. Tự hào về vùng đất giàu trầm tích lịch sử-văn hóa, chính quyền và các tầng lớp nhân dân An Khê đang ra sức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích này.
Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ.
Ngôi mộ cổ được tìm thấy ở Peru, bên trong là hài cốt một thiếu nữ mới 17-19 tuổi, được chôn cùng những vật dụng cô mang theo trong những chuyển săn bắn.