Đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch toàn bộ 63 tỉnh, thành phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo Quyết định số 1177/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, bắt đầu từ năm 2024 sẽ tổ chức, điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch trên toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự kiến thực hiện trong vòng 5 năm.

Đối tượng điều tra là: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử-văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

Núi lửa Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Ảnh: P.V

Núi lửa Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Ảnh: P.V

Công tác tổ chức điều tra tài nguyên du lịch bao gồm các nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch, phương án điều tra; Xây dựng phần mềm và các tài liệu hướng dẫn phục vụ công tác điều tra tài nguyên du lịch; Tổ chức tập huấn công tác điều tra; Tổ chức triển khai điều tra; Tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; Tổ chức công bố và lưu trữ kết quả điều tra.

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và phương án điều tra tài nguyên du lịch của địa phương trên cơ sở kế hoạch, phương án điều tra tổng thể của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Cử đầu mối để phối hợp với Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổ chức thực hiện công tác điều tra tài nguyên du lịch. Phối hợp trong công tác tổ chức tập huấn, hướng dẫn và triển khai điều tra tài nguyên du lịch; cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến tài nguyên du lịch trên địa bàn. Bố trí ngân sách địa phương để phối hợp với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch. Xây dựng báo cáo điều tra và báo cáo điều tra bổ sung. Công bố, lưu trữ và nhập dữ liệu vào hệ thống kết quả điều tra tài nguyên du lịch hàng năm.

Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: P.V

Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: P.V

Trong quá trình triển khai Kế hoạch, khi phát hiện thêm các loại tài nguyên mới hoặc quá trình khai thác, phát huy giá trị, nhận diện ra những yếu tố mới gắn với các tài nguyên đang khai thác, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam tổng hợp đề xuất của các địa phương và trình lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch để thực hiện điều tra bổ sung hoặc đánh giá lại tài nguyên du lịch.

Việc tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm hướng đến hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch phục vụ cho công tác quản lý, lập quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch, phát triển các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước.

Có thể bạn quan tâm

Festival Hoa Đà Lạt diễn ra trong 1 tháng

Festival Hoa Đà Lạt diễn ra trong 1 tháng

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định Festival Hoa Đà Lạt không chỉ là ngày hội của nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng, mà còn là nơi gặp gỡ của du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo của Đà Lạt.

Việt Nam lọt top các quốc gia đáng du lịch nhất thế giới

Việt Nam lọt top các quốc gia đáng du lịch nhất thế giới

Trong bảng xếp hạng 20 nước tốt nhất thế giới 2024 dành cho khách du lịch do tạp chí du lịch Mỹ - Condé Nast Traveler tổng hợp, Việt Nam ở vị trí 15 với 89 điểm. Từ điểm đến đáng chú ý, giờ đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến mà du khách quốc tế đáng để ghé thăm.

Chặn du lịch… quà tặng

Chặn du lịch… quà tặng

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm “kinh doanh xổ số” ở các nước châu Âu, Trung Đông.