UNESCO: 12 bộ cổng vòm thời Trung cổ của Italy là di sản thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Italy trở thành quốc gia có nhiều di sản văn hóa sau khi 12 bộ cổng vòm thời Trung cổ và các công trình xung quanh tại thành phố Bologna được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Những ngôi nhà thời trung cổ của Bologna đã được UNESCO đưa vào danh sách các di sản thế giới. (Nguồn: ndtv.com)
Những ngôi nhà thời trung cổ của Bologna đã được UNESCO đưa vào danh sách các di sản thế giới. (Nguồn: ndtv.com)



Ngày 28/7, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận 12 bộ cổng vòm thời Trung cổ và các công trình xung quanh tại thành phố Bologna là di sản thế giới, khiến Italy trở thành quốc gia có nhiều di sản văn hóa được công nhận.

Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn một tuyên bố của UNESCO nhấn mạnh các cổng vòm, một mạng lưới các mái vòm dọc theo các đường phố trung tâm lịch sử của vùng Emilia Romagna là "ví dụ nổi bật về lối xây dựng, quần thể kiến trúc hoặc công nghệ hoặc cảnh quan minh họa một hoặc nhiều giai đoạn quan trọng trong lịch sử nhân loại."

Tuyên bố của UNESCO nêu rõ: “Vào thế kỷ XX, việc sử dụng bê tông cho phép thay thế những mái vòm truyền thống bằng những khả năng xây dựng mới và một ngôn ngữ kiến trúc mới cho những mái vòm đã xuất hiện... Những dãy cổng đã trở thành một biểu tượng và yếu tố của bản sắc đô thị của Bologna. Con đường đi bộ có mái che dài nhất thế giới dẫn đến Thánh địa của Đức Mẹ San Luca ở Bologna, một vương cung thánh đường nằm trên cao của thành phố, dài 3,8km, với 664 mái vòm.”

Bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ XII, các cổng vòm này trải dài suốt 62km tại thành phố Bologna, với phần bảo tồn tương đối tốt nằm tại khu vực trung tâm. Được làm bằng gỗ, đá, gạch hoặc bê tông cốt thép, các cổng vòm này bao phủ các đường phố, quảng trường, lối đi và vỉa hè.

Là nơi che mưa nắng, trong nhiều thế kỷ, các cổng vòm đã chào đón các gian hàng của thương nhân và xưởng của thợ thủ công.

Qua nhiều thế kỷ, các cổng vòm này cũng làm tăng nguồn cung nhà ở của thành phố, với những chỗ ở được xây dựng trên nóc cổng vòm - một tài sản của Bologna, nơi hàng triệu sinh viên đã đổ về kể từ khi trường Đại học Bologna được thành lập năm 1088, một trong những trường đại học lâu đời nhất trên thế giới.

Việc các cổng vòm của Bologna được công nhận là di sản thế giới có nghĩa là Italy hiện có 58 địa điểm được công nhận trong danh sách di sản thế giới của UNESCO, bao gồm toàn bộ trung tâm nhiều thành phố, chẳng hạn như các trung tâm lịch sử của Rome, Napoli và Florence, Venice và đầm phá của nó, cũng như các khu vực khảo cổ như tàn tích của Pompeii và Herculaneum cùng bờ biển Amalfi tuyệt đẹp.

 

Theo Dương Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).