“Tìm bạn mới” cho nghề khảo cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khảo cổ học đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu và giữ gìn những giá trị cốt lõi của dân tộc.

Để góp phần mang khảo cổ đến gần mọi người, đặc biệt là giới trẻ, tài khoản “Nghĩa Khảo Cổ” trên TikTok đã thực hiện một loạt video mang tên Nhật ký khảo cổ học.

Câu chuyện của đam mê

Chủ tài khoản “Nghĩa Khảo Cổ” là anh Đỗ Minh Nghĩa, sinh năm 1994, hiện công tác tại Viện Bảo tồn di tích, Bộ VH-TT-DL, đồng thời là hội viên Hội Khảo cổ học Việt Nam. Trước đó, anh Nghĩa tốt nghiệp chuyên ngành Khảo cổ học Trường Đại học KHXH-NV - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tiếp đó, anh Nghĩa tiếp tục học lên Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học dưới sự tài trợ của Hội đồng Nghiên cứu châu Âu (ERC) trong dự án Vietmaica, nghiên cứu về lịch sử và số hóa văn bia Hán Nôm Việt Nam.

tim-ban-moi-cho-nghe-khao-co-dd.jpg
Nhà khảo cổ Đỗ Minh Nghĩa tại chùa Hồ Thiên (phường Bình Khê, TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh)

Kể từ khi ra trường, công việc của anh Nghĩa tập trung vào khai quật khảo cổ, đồng thời nghiên cứu kiến trúc cổ, bảo tồn di tích, xây dựng hồ sơ xếp hạng và số hóa các di tích. Trong năm 2017, nhóm khảo cổ của anh Nghĩa đã khai quật được Thống gốm hoa nâu An Sinh. Thống gốm này sau đó đã được xếp hạng là Bảo vật Quốc gia theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25-12-2021 (đợt 10, năm 2021).

Chia sẻ về lý do chọn dấn thân vào ngành học đầy thử thách này, anh Nghĩa cho biết, anh có đam mê đặc biệt với những giá trị xưa cũ và những câu chuyện thuộc về quá khứ. Vì thế, kể từ lần đầu được tiếp xúc thực tế với ngành trong chuyến khai quật ở di chỉ Khu Đường (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), sự tò mò và phấn khích đã trở thành đòn bẩy cho anh quyết tâm theo nghề. Nhờ những chuyến thực địa đầu tiên, anh Nghĩa hiểu rằng khảo cổ học không chỉ là sách vở, hay thư tịch cổ, mà còn đòi hỏi kiến thức đa lĩnh vực. Hơn hết, với tính chất khắc nghiệt của nghề, nhà khảo cổ buộc phải trui rèn sự kiên nhẫn và sức khỏe thể chất để có thể làm việc trong những điều kiện thiếu thốn.

Trong khuôn khổ rộng lớn của đa dạng các ngành khảo cổ, anh Nghĩa chọn nghiên cứu chuyên sâu về khảo cổ học lịch sử miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là các loại hình di tích như chùa, tháp, đình, đền, miếu… Ở những nơi đó thường có văn bia Hán Nôm ghi chép về tên địa danh, tên người cung tiến tài sản, sự tích nhân vật được thờ, lịch sử trùng tu di tích, hay các sinh hoạt làng xã khác. Anh Nghĩa chia sẻ: “Nhờ văn bia mà chúng ta có thêm thông tin về địa danh thời phong kiến, hay tên gọi của các di vật, các hạng mục công trình, các cấu kiện trong kiến trúc cổ. Vì thế, tôi chọn nghiên cứu văn bia Hán Nôm vì đó là một trong những thư tịch quan trọng trong nghiên cứu khảo cổ học lịch sử”.

Để khảo cổ không còn xa lạ

Từ tháng 4 năm 2023, tài khoản “Nghĩa Khảo Cổ” trên TikTok bắt đầu xuất hiện những video ngắn có tựa đề Nhật ký khảo cổ học, ghi lại một phần quá trình khai quật và tìm hiểu các di tích của anh Nghĩa. Chia sẻ về lý do xây dựng kênh, anh Nghĩa nói: “Mục đích ban đầu chỉ là để ghi lại những kỷ niệm qua các chuyến đi thực tế. Vừa để lưu lại tư liệu làm việc, vừa là một cách để những người thân, bạn bè biết được công việc của tôi. Chính vì vậy nội dung thường ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và đặc biệt là mang đậm tính thực tiễn”.

Có lẽ vì nội dung chân thật, thể hiện quá trình khảo cổ một cách tự nhiên nhất, nên loạt video của anh Nghĩa đã chạm đến cảm xúc của người xem. “Qua những video của Nghĩa, tôi mới hiểu được quá trình khai quật các di tích khó khăn và thử thách đến mức nào. Tôi cũng nhận ra được giá trị của nghề này. Những di tích Nghĩa khai quật vừa quen thuộc, vừa mới lạ, giúp tôi học được thêm rất nhiều điều”, sinh viên Hồng Ngọc (22 tuổi), Trường Đại học Văn hóa TPHCM, chia sẻ.

Sau hơn 100 tập Nhật ký khảo cổ học, nhiều bạn trẻ đã chủ động nhắn tin riêng để động viên anh Nghĩa tiếp tục duy trì kênh, trao đổi học thuật và tư vấn về những dự định tương lai. Khi niềm đam mê của bản thân đã trở thành nguồn cảm hứng cho số đông, ngọn lửa yêu nghề và khát khao chia sẻ, lan tỏa tình yêu khảo cổ học của anh Nghĩa lại càng thêm cháy bỏng. Đó là động lực để anh Nghĩa tiếp tục với các dự án chất lượng hơn, đồng thời cho ra đời những nội dung mới lạ xung quanh công việc khảo cổ.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều tổ chức nghiên cứu nước ngoài tiếp cận, cộng tác, nghiên cứu khảo cổ học ở Việt Nam. Điều này góp phần mở ra những cơ hội học hỏi và phát triển nghề nghiệp cho bạn trẻ yêu khảo cổ. Việc tìm hiểu khảo cổ và giá trị văn hóa tuy thầm lặng, nhưng ý nghĩa của nó sẽ luôn vượt thời gian, để lại dấu ấn cho thế hệ mai sau.

Theo HỒNG ÂN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.