Thêm 8 di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đưa thêm 8 di tích vào danh mục Di tích Quốc gia, trong đó có hai di tích liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 

Một số di vật khảo cổ khai quật được tại Hành cung Lỗ Giang. (Ảnh: NGÔ VƯƠNG ANH)
Một số di vật khảo cổ khai quật được tại Hành cung Lỗ Giang. Ảnh: Ngô Vương Anh


Các di tích mới được xếp hạng bao gồm các địa điểm Hành cung Lỗ Giang - tỉnh Thái Bình, địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại nhà cụ Nguyễn Thị An (23-25/8/1945) - TP Hà Nội, chùa Kim Ninh - tỉnh Tuyên Quang, địa điểm lưu niệm Nguyễn Sơn (Từ đường họ Nguyễn) tỉnh Thái Bình, địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Quân khu 4 - tỉnh Nghệ An, xưởng in tín phiếu của Liên khu V tại Xà Nay - tỉnh Quảng Ngãi, địa điểm Chiến thắng Đồi A Bia - tỉnh Thừa Thiên Huế, và địa điểm trận Giồng Bốm (1946) - tỉnh Bạc Liêu.

Hành cung Lỗ Giang thời Trần, xưa thuộc xã Thâm Động, phủ Long Hưng, nay là xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình). Đây là một trong những hệ thống cung điện được triều đình xây dựng bên ngoài kinh thành Thăng Long làm nơi để nhà vua nghỉ ngơi mỗi khi xa giá tuần du. Kết quả điều tra, khai quật khảo cổ học của Viện Nghiên cứu Kinh thành đã phát hiện được rất nhiều di vật, vật liệu kiến trúc, các loại đồ dùng trong sinh hoạt…

Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) là nơi dừng chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23/8/1945 để ra mắt quốc dân đồng bào, đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945. Năm 2019, ngôi nhà được xếp hạng Bằng di tích lịch sử cấp thành phố.

Chùa Kim Ninh, thuộc thuộc xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang là một trong những địa điểm khai quật khảo cổ của địa phương. Viện Khảo cổ học đã tiến hành một số đợt khai quật tại đây và thu được nhiều hiện vật có giá trị.

Địa điểm lưu niệm Nguyễn Sơn (Từ đường họ Nguyễn) là nhà thờ võ quan Nguyễn Sơn (thế kỷ 18), một trong những võ tướng Tây Sơn, theo Nguyễn Huệ ra trấn Thăng Long và đóng quân ở Chí Linh, Hải Dương.

Ngày 15/6/1957, Bác Hồ lần đầu tiên về thăm quê và đến thăm, nói chuyện với cán bộ chiến sĩ Quân khu 4. Nơi này sau này đã trở thành địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Quân khu 4.

Ngày 18/7/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 231-SL/M cho phép chính quyền miền Nam Trung Bộ in và phát hành tín phiếu ở vùng tự do Liên khu 5 (có giá trị như giấy bạc Việt Nam). Tháng 9/1947, đồng chí Phạm Văn Đồng và Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ thành lập xưởng in tín phiếu đặt tại xóm Xà Nây, thôn Chàm Rao, xã Sơn Nham. Trong hơn 3 năm, xưởng in tín phiếu của Liên khu 5 đã in được một khối lượng lớn tín phiếu, lưu hành không chỉ ở vùng tự do bao gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên với số dân 2,5 triệu mà còn đưa vào buôn bán ở một số vùng địch kiểm soát như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận... Xưởng đã góp phần phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, xây dựng nền kinh tế tự túc ở Liên khu 5, tự cung cấp đủ nhu cầu cho chiến trường miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến mau chóng đi đến thắng lợi.

Đồi A Bia, thuộc địa phận thôn Lê Lộc, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây từng diễn ra trận đánh lịch sử giữa quân đội Mỹ và quân dân ta, trực tiếp là Sư Đoàn 324 và quân dân A Lưới vào tháng 5/1969.

Di tích lịch sử trận Giồng Bốm (ấp 7, xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) là nơi ghi dấu một mốc son lịch sử trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Phong Thạnh Tây, Bạc Liêu, đặc biệt là hàng nghìn tín đồ Cao đài Minh Chơn đạo. Trận Giồng Bốm năm 1946 là một trong những trận đánh lớn vào thời điểm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ở cả miền Tây Nam Bộ.

Các quyết định xếp hạng di tích nêu rõ, Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng tại Điều 1 Quyết định này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

 

https://nhandan.vn/dong-chay/them-8-di-tich-duoc-xep-hang-di-tich-quoc-gia-677071/

Theo TUYẾT LOAN (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.