Đào đường, lọt vào "kho báu" tráng lệ hơn 2.000 năm tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một kho báu khảo cổ vĩ đại, có thể xuất hiện trước Công nguyên, đã được các công nhân vô tình phát hiện khi họ đang thi công một đường hầm ở Israel.

Theo Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel, trong quá trình đào đường hầm mới phục vụ cho công trình giao thông, các công nhân đã nhận thấy mình lọt vào một hang động bí ẩn dưới lòng đất, nơi có các kiến trúc rất đẹp. Hóa ra, đó là cả một kho báu khảo cổ khổng lồ, nguyên vẹn đến khó tin.
 

 Toàn cảnh công trường khai quật nhà tắm nghi lễ - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL
Toàn cảnh công trường khai quật nhà tắm nghi lễ - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL


Trung tâm của cụm kiến trúc là một phòng tắm nghi lễ cực kỳ rộng, được trang hoàng lộng lẫy. Nó được gọi là "mikveh:, thường được dùng trong Thời kỳ đền thờ thứ hai (năm 516 trước Công Nguyên đến năm 70 sau Công Nguyên. Khu vực khai quật là chân núi Olives, nơi có "khu vườn Gethsemane" nổi tiếng được nhắc đến trong Kinh Thánh.
 

Một bức tường đang được cẩn thận khai quật để không làm hỏng các chi tiết - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL
Một bức tường đang được cẩn thận khai quật để không làm hỏng các chi tiết - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL


Thờ kỳ đó, tắm được coi là một hình thức thanh tẩy trước đấng tối cao, vì thế các nhà tắm nghi lễ này luôn được đặt ở các vị trí quan trọng, xây dựng kiên cố và xa hoa nhất có thể. Quá trình khai quật chỉ mới bắt đầu, nhưng các nhà khảo cổ tin rằng mình vừa tìm được một kho báu khảo cổ lớn. Một số nhà tắm nghi lễ khác từng được khai quật khắp nơi ở Israel, đem về vô số cổ vật quý giá gồm những phù điêu tinh xảo, những đồ gốm đắt giá, thậm chí nhiều viên gạch được làm bằng vàng.

Theo Acient Origins, ngay gần vị trí phát hiện nhà tắm nghi lễ này, một nhóm khảo cổ khác đang tích cực khai quật một địa điểm khảo cổ lớn khác là nhà thờ Byzantine 1.500 tuổi.

 

 Tại nơi khai quật nhà thờ Byzantine gần đó - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL
Tại nơi khai quật nhà thờ Byzantine gần đó - Ảnh: CƠ QUAN QUẢN LÝ CỔ VẬT ISRAEL


Nhà thờ này được đế chế huyền thoại sử dụng trong 2 thế kỷ và nhiều phần vẫn bền vững dù bị thờ gian chôn vùi.
 

Theo ANH THƯ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.