Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế triển lãm tư liệu, kỷ vật của Hoàng đế Gia Long

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của Hoàng đế Gia Long (1820-2020), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức trưng bày chuyên đề về tư liệu, hiện vật, cổ vật của Hoàng đế Gia Long tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế từ nay đến hết tháng 8-2020.

Cây súng của Hoàng đế Gia Long từng sử dụng được Bảo tàng Cổ vật cố đô Huế lưu trữ, mang ra trưng bày trong dịp này - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Cây súng của Hoàng đế Gia Long từng sử dụng được Bảo tàng Cổ vật cố đô Huế lưu trữ, mang ra trưng bày trong dịp này - Ảnh: PHƯỚC TUẦN



Triển lãm chuyên đề diễn ra tại điện Long An nay là Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP Huế).

Chuyên đề dịp này ngoài trưng bày tư liệu về cuộc đời, quá trình xây dựng triều đình nhà Nguyễn của Hoàng đế Gia Long còn có các hiện vật cổ quý giá như cây súng của Hoàng đế Gia Long, quá trình xây dựng kinh thành, dụng cụ lư đồng trong lễ Tế đàn Nam Giao và Xã Tắc...

Ngoài những kỷ vật gắn bó với hoàng đế Gia Long và những hiện vật mang dấu ấn mà ông để lại trong công cuộc thiết lập nền hành chính quân chủ ở nước ta, triển lãm cũng giành một phần không gian giới thiệu về công cuộc xây dựng kinh đô Huế mà Hoàng đế Gia Long là người đặt nền móng và khu lăng tẩm - nơi yên nghỉ của hoàng đế và thành viên hoàng gia.


 


Hoàng đế Gia Long sinh ngày 15 tháng Giêng, Nhâm Ngọ (8-2-1762), mất ngày 19 tháng Chạp, Kỷ Mão (03-02-1820) - người sáng lập nên triều đại nhà Nguyễn - thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ, đặt quốc hiệu Việt Nam, kiện toàn bộ máy từ trung ương đến địa phương, đặt nền móng việc phát triển kinh tế, luật pháp, văn hóa, xã hội…, tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nguồn: Trung tâm Di tích cố đô Huế

Kim bào Quốc gia tín báo thời Triều Nguyễn được phát họa lại phiên bản bằng gốm mạ vàng được trưng bày - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Kim bào Quốc gia tín báo thời Triều Nguyễn được phát họa lại phiên bản bằng gốm mạ vàng được trưng bày - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Tháp nến được làm bằng đồng dùng trong các lễ tế đàn Nam Giao và Xã Tắc của triều đình nhà Nguyễn - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Tháp nến được làm bằng đồng dùng trong các lễ tế đàn Nam Giao và Xã Tắc của triều đình nhà Nguyễn - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
 Lư đồng và tháp nến dùng để cúng của các nhà vua triều Nguyễn dùng để tế Đàn Nam Giao và Xã Tắc - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Lư đồng và tháp nến dùng để cúng của các nhà vua triều Nguyễn dùng để tế Đàn Nam Giao và Xã Tắc - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Lư đồng dùng để cúng của các nhà vua triều Nguyễn - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Lư đồng dùng để cúng của các nhà vua triều Nguyễn - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Bản sao văn khế bán đất thời vua Gia Long - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Bản sao văn khế bán đất thời vua Gia Long - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
 Một bản mộc thời vua Gia Long - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Một bản mộc thời vua Gia Long - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Triển lãm cũng giành một phần không gian giới thiệu về công cuộc xây dựng kinh đô Huế mà hoàng đế Gia Long là người đặt nền móng và khu lăng tẩm - nơi yên nghỉ của hoàng đế và thành viên hoàng gia - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Triển lãm cũng giành một phần không gian giới thiệu về công cuộc xây dựng kinh đô Huế mà hoàng đế Gia Long là người đặt nền móng và khu lăng tẩm - nơi yên nghỉ của hoàng đế và thành viên hoàng gia - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
 Tấu bài của các quan thời nhà Nguyễn - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Tấu bài của các quan thời nhà Nguyễn - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Đĩa sứ cổ thời nhà Nguyễn - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Đĩa sứ cổ thời nhà Nguyễn - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Bảo tàng triển lãm đến hết tháng 8-2020 tại Bảo tàng Cổ vật cố đô Huế tại số 3 đường Lê Trực - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Bảo tàng triển lãm đến hết tháng 8-2020 tại Bảo tàng Cổ vật cố đô Huế tại số 3 đường Lê Trực - Ảnh: PHƯỚC TUẦN

Theo PHƯỚC TUẦN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.