Phát hiện kho nước hoa cực lớn nghi hàng giả trong kho của Công ty Hancic

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lực lượng Quản lý thị trường vừa triệt phá một kho nước hoa có dấu hiệu giả mạo trong khuôn viên Công ty CP Đầu tư - Xây dựng Hà Nội (Hancic). Lãnh đạo công ty này cho biết, "do COVID-19 khó khăn nên công ty cho thuê kho bãi".

Tuy nhiên, đại diện Hancic thừa nhận, việc cho thuê kho lại không nằm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty.

"Doanh thu khó khăn nên cho thuê kho bãi"

Ngày 1.7, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương cho biết, chiều tối 30.6, Đội QLTT số 9 (Cục QLTT Hà Nội) đã phối hợp với Đội 5, Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an Hà Nội ập vào kho chứa trữ sản phẩm mỹ phẩm, chủ yếu là nước hoa.

Toàn bộ hàng nằm tại kho số 4 trong khuôn viên Công ty CP Đầu tư - Xây dựng Hà Nội (Hancic), là đơn vị thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (Handico) có địa chỉ tại 76 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chủ kho hàng là Hoàng Quốc Phương (sinh năm 1989, hộ khẩu thường trú tại số 10 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội).

Ghi nhận của phóng viên Lao Động, kho hàng chứa hàng chục nghìn sản phẩm nước hoa có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường nằm cuối dãy nhà cấp 4 thuộc khuôn viên Công ty Hancic. Khu vực này ít người ra vào, lại nằm sâu trong ngõ nên kho hàng của ông Phương ít bị chú ý.


 

 
 
Lực lượng QLTT kiểm tra và thu giữ số lượng lớn nước hoa có dấu hiệu kinh doanh hàng giả. Ảnh: C.N
Lực lượng QLTT kiểm tra và thu giữ số lượng lớn nước hoa có dấu hiệu kinh doanh hàng giả. Ảnh: C.N



Trao đổi với Lao Động, bà Chử Thị Minh Huê - Chánh Văn phòng Công ty Hancic - cho hay, mặc dù việc cho thuê kho bãi không thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của công ty, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, doanh thu của công ty rất khó khăn nên công ty xoay sở, tìm cách có thêm thu nhập, trả lương cho anh em nhân viên.

"Phần diện tích cho thuê thuộc văn phòng của các xí nghiệp từ ngày xưa, lâu rồi không hoạt động, nên chúng tôi cho thuê lại. Cơ sở vật chất không có gì hoành tráng để thu hút khách, nên ai biết đến thì thuê thôi. Khách có nhu cầu, chúng tôi làm hợp đồng" - bà Huê nói.

Theo bà Huê, công ty cũng không có kinh nghiệm trong vấn đề làm hợp đồng cho thuê kho bãi, cho nên khi thảo hợp đồng, các điều khoản lấy từ chỗ này, chỗ khác.

"Vấn đề quản lý hàng hoá của khách thuê, công ty không phải là cơ quan quản lý nên không biết được đâu là hàng giả, đâu là hàng thật. Còn vấn đề kiểm soát về mặt an ninh thì chúng tôi có bộ phận bảo vệ" - bà Huê cho biết.

 

Bà Chử Thị Minh Huê - Chánh Văn phòng Hancic - thừa nhận việc cho thuê kho không nằm trong danh mục sản xuất, kinh doanh của công ty. Ảnh: Nhật Huy
Bà Chử Thị Minh Huê - Chánh Văn phòng Hancic - thừa nhận việc cho thuê kho không nằm trong danh mục sản xuất, kinh doanh của công ty. Ảnh: Nhật Huy


Theo bà Huê, phần diện tích thuê kho của ông Phương thuộc gian số 8 dãy nhà 11 gian. Diện tích cho thuê là 42m2 với thời gian cho thuê một năm, từ ngày 16.3.2021 đến 15.3.2022. Giá cho thuê là 90.000 đồng/m2/tháng, tương đương hơn 3,7 triệu đồng/42m2/tháng. Giá thuê trên theo hiện trạng đã bao gồm thuế giá trị gia tăng 10%.

Sẽ huỷ hợp đồng nếu vi phạm

Ông Vũ Mạnh Quyền - Tổng Giám đốc Công ty Hancic - cho hay, khi cho ông Phương thuê mặt bằng làm kho chứa hàng hoá, công ty có làm hợp đồng và xuất hoá đơn. Số tiền này được hạch toán để trả lương cho cán bộ công nhân viên.

Khi được hỏi hiện có bao nhiêu đơn vị thuê kho của công ty, ông Quyền cho biết: "Đó là bí mật kinh doanh, không thể tiết lộ được".

Theo ông Quyền, sau vụ việc trên, công ty sẽ rà soát lại các đối tác thuê kho. "Trách nhiệm của chủ nhà cho thuê là yêu cầu người thuê phải tuân thủ pháp luật. Chúng tôi sẽ có chỉ đạo, yêu cầu các đối tác phối hợp. Nhiều khi chúng tôi cũng đen đủi vì cho đối tác thuê vi phạm pháp luật, chúng tôi bị liên đới và mất thời gian giải trình" - ông Quyền nói.

Ông Quyền nói rằng, nếu cơ quan chức năng kết luận ông Phương kinh doanh hàng giả, hàng nhái thì Hancic sẽ huỷ hợp đồng với người này.

 

Kho hàng hiện đã đóng cửa. Ảnh: C.N
Kho hàng hiện đã đóng cửa. Ảnh: C.N


Liên quan vụ việc này, kiểm đếm thực tế tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ 11.821 sản phẩm nước hoa, kem dưỡng da, đắp mặt, xịt mùi cơ thể, nước tẩy trang các loại có nhãn hiệu do nước ngoài sản xuất chủ yếu là Dior, Chanel, Gucci, Vanlentino, Louis Vuitton....

Tại thời điểm kiểm tra, chủ kho hàng không xuất trình được bất cứ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của kho hàng hóa. Toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm sở hữu công nghiệp, hàng giả.

Theo ông Nguyễn Thế Sơn - Đội trưởng Đội QLTT số 9 - cho biết, đang xem xét các yếu tố vi phạm. Nếu đủ yếu tố khởi tố hình sự, lực lượng QLTT sẽ chuyển ngay hồ sơ sang cơ quan Công an để tiếp tục điều tra, xử lý. "Chính vì vậy, chúng tôi đã mời Đội Cảnh sát kinh tế vào cuộc ngay từ đầu để nắm được toàn bộ tiến trình vụ việc" - ông Nguyễn Thế Sơn nói.

https://laodong.vn/kinh-te/phat-hien-kho-nuoc-hoa-cuc-lon-nghi-hang-gia-trong-kho-cua-cong-ty-hancic-926206.ldo
 

Theo Cường Ngô - Nhật Huy (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ram 1500 Laramie: Khẳng định đẳng cấp xe bán tải

Ram 1500 Laramie: Khẳng định đẳng cấp xe bán tải

(GLO)- Ram 1500 Laramie là phiên bản cao cấp trong dòng bán tải Ram 1500, mang đến sự kết hợp giữa sức mạnh vượt trội và nội thất sang trọng. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu công việc, Ram 1500 Laramie còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự tiện nghi và phong cách. 

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

Xe máy điện Honda ICON e đã có mặt tại thị trường Việt Nam với giá dưới 30 triệu đồng

(GLO)- Honda ICON e là mẫu xe máy điện hướng đến đối tượng học sinh với thiết kế cao cấp nhưng nhỏ gọn. Xe có mức giá dưới 30 triệu đồng, được phân phối tại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản thể thao, đặc biệt và cao cấp cùng 6 lựa chọn màu sắc gồm xám, xanh, bạc, đen, đỏ xám và trắng xám.