Phấn đấu trở thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2017, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và sự điều hành của UBND huyện, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của huyện Đức Cơ đều đạt và vượt kế hoạch; các vấn đề an sinh xã hội được giải quyết kịp thời; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Ưu tiên phát triển kinh tế
Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng của huyện Đức Cơ đạt trên 18.520 ha, đạt 102,3% kế hoạch, tăng 172,9 ha so với năm 2016; tổng sản lượng lương thực  đạt 3.297,6 tấn, đạt 100,8% kế hoạch, tăng 657,3 tấn so với năm 2016; tổng đàn gia súc, gia cầm là 17.866 con; công tác phòng-chống dịch bệnh và phòng-chống cháy rừng, bảo vệ rừng được chú trọng.
Một góc thị trấn Chư Ty.
Một góc thị trấn Chư Ty.
Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 2.153,5 tỷ đồng, đạt 104,1% kế hoạch, tăng 132 tỷ đồng so với năm 2016. Giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 862 tỷ đồng, tăng 227,8 triệu đồng so với năm 2016. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện trong năm 2017 là 78,982 tỷ đồng, gồm 20 dự án. Hoạt động thương mại-dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú. Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và chợ thị trấn Chư Ty là những trung tâm giao thương của nhân dân trong huyện và cả nhân dân nước bạn Campuchia.
Lĩnh vực văn hóa-xã hội của huyện cũng đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Tỷ lệ trẻ em đến trường đạt trên 99%; tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017, số học sinh thi đậu tốt nghiệp là 511/588 em, tăng 8% so với năm 2016; có 100% xã đạt phổ cập THCS; 100% xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, có đường ô tô đến trung tâm; 100% số hộ được dùng điện, 80% số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trung tâm Y tế huyện là địa chỉ tin cậy, mỗi năm khám-chữa bệnh cho hơn 34.566 lượt người, trong đó có 72 lượt bệnh nhân Campuchia. Công tác giải quyết chế độ chính sách cho người có công, bảo trợ xã hội, trẻ em, dạy nghề được quan tâm thực hiện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Huyện Đức Cơ cũng chú trọng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Ia Dom là xã biên giới đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn về nông thôn mới. Trong năm 2017, các xã trong huyện đều tăng 1-3 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Đảm bảo an ninh biên giới
Huyện Đức Cơ nằm ở phía Tây của tỉnh và có đường biên giới dài khoảng 35 km giáp với huyện Oyadav (tỉnh Ratanakiri, Vương quốc Campuchia). Vì vậy, những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực phối hợp với huyện Oyadav nhằm đảo bảo an ninh khu vực biên giới.
Nhờ đó, trong năm 2017, an ninh khu vực biên giới được đảm bảo. Các lực lượng chức năng đã làm tốt công tác quản lý xuất-nhập cảnh vùng biên giới, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình; đã làm thủ tục cho 1.349 lượt người Việt Nam sang thăm người thân ở Campuchia và 1.437 lượt người Campuchia sang thăm người thân ở Việt Nam; làm thủ tục xuất-nhập cảnh cho nhân dân Việt Nam và Campuchia qua lại trao đổi thương mại với 96.525 lượt người và 96.204 lượt phương tiện.
Trong năm 2017, các Đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn huyện  Đức Cơ đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn bán ma túy, vận chuyển lâm sản trái phép. Đồn Biên phòng Ia Nan phát hiện 3 vụ và 5 đối tượng buôn bán trái phép chất ma túy; Đồn Biên phòng Ia Pnôn phát hiện 1 vụ với 12 đối tượng vi phạm quy chế biên giới; Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh phát hiện 9 vụ với 40 đối tượng vi phạm quy chế biên giới, 2 vụ buôn bán trái phép chất ma túy, 17 vụ buôn lậu và 14 vụ vận chuyển lâm sản trái phép.
Bên cạnh công tác đảm bảo an ninh biên giới, lãnh đạo huyện Đức Cơ cũng chỉ đạo Công an huyện đẩy mạnh tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh nông thôn. Trong năm 2017, Công an huyện đã kịp thời ngăn chặn và giải quyết vụ người dân làng Nẻh 1 và Nẻh 2 (xã Ia Din) tự ý đòi phân chia đất đai khu vực tái canh cao su của Công ty TNHH một thành viên 75 (Binh đoàn 15).
Những điều kiện thuận lợi trên cùng với sự sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân huyện Đức Cơ sẽ tạo đà cho huyện có bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu trở thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh, là điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bảo Châu

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Kon Thụp triển khai "Công trình cây xanh" tại làng Dơ Nâu để góp phần tăng lượng cây xanh trồng trên địa bàn. Ảnh: Người dân cung cấp.

Mang Yang thực hiện tốt mục tiêu trồng cây phân tán

(GLO)-Triển khai Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 7-5-2021 của Ban thường vụ Huyện ủy Mang Yang về trồng cây phân tán trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành của huyện đã tăng cường huy động nguồn lực xã hội, thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn triển khai để trồng và bảo vệ cây xanh.