Phấn đấu giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,25-6,5%/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27-2-2023 của Chính phủ và Chương trình số 51-CTr/TU ngày 18-1-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16-6-2022 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2030, giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 6,25-6,5%/năm trở lên. Tốc độ tăng năng suất lao động nông-lâm nghiệp và thủy sản đạt 6-7%/năm. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt bình quân khoảng 6-7%/năm. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông-lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác xã và liên kết đạt trên 60%.

Toàn tỉnh có trên 150 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm trên 82%), trong đó, phấn đấu trên 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (trên 20%), trên 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (trên 5%), 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (trên 70%). Thu nhập bình quân của người dân nông thôn phấn đấu tăng cao hơn 1,8-2,5 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt trên 98%. Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống còn dưới 50%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%; bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 3.000-3.500 lao động nông thôn.

Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 49,2% (bao gồm cả cây công nghiệp thân gỗ và cây trồng đa mục đích), bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 80.000 ha. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom xử lý theo quy định đạt 90%. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân 10-12%/năm. Tăng đầu tư ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2030 cho nông nghiệp, nông thôn ít nhất gấp 2 lần giai đoạn 2011-2020. Giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 2%/năm; giai đoạn 2026-2030 giảm bình quân 1-1,5%/năm. Tổng lượng phát thải khí nhà kính trên địa bàn tỉnh nằm trong giới hạn tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia (giảm 43,5% so với kịch bản phát triển thông thường).

Về tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh phấn đấu người dân nông thôn phát triển toàn diện, có thu nhập cao. Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu một số loại nông sản chủ lực đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Xây dựng hệ thống hạ tầng thương mại điện tử, phát triển logistis nông nghiệp; hình thành được những vùng trọng điểm về phát triển du lịch nông nghiệp. Xây dựng nông thôn hiện đại, điều kiện sống tiệm cận 4 với đô thị, môi trường sống xanh-sạch-đẹp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; quốc phòng-an ninh được bảo đảm vững chắc.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.