Gia Lai phấn đấu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 6-7%/năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 638/KKH-UBND triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, tỉnh đề ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030 gồm: Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 6,25-6,5%/năm trở lên; tốc độ tăng năng suất lao động nông-lâm nghiệp và thủy sản đạt 6-7%/năm. Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông-lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 60%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 50%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 45%; hình thành và công nhận 30 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh.

Thành lập 5-10 khu nông nghiệp và 1 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt 11-13%/năm; diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt trên 5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt bình quân khoảng 6-7%/năm.

Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống còn dưới 50%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%; trên 85% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng cao hơn 1,8-2,5 lần so với năm 2020.

Với mục đích trở thành trung tâm công nghiệp chế biến nông-lâm sản của khu vực Tây Nguyên và khu vực 13 tỉnh trong Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam, tỉnh tiếp tục thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi. Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường ở nông thôn, giảm phát thải khí nhà kính.

Cụ thể, đến năm 2030, nâng tỷ lệ che phủ rừng trên 49,2% (bao gồm cả cây công nghiệp thân gỗ và cây trồng đa mục đích). Tiếp tục trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khai thác đạt bình quân 8.000 ha/năm. Phát triển dược liệu dưới tán rừng đạt tối thiểu 11.300 ha. Diện tích rừng được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt 80.000 ha.

Cũng theo kế hoạch, giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 2%/năm; giai đoạn 2026-2030 giảm bình quân 1-1,5%/năm. Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt trên 98%. Về xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có trên 120 xã đạt chuẩn (chiếm trên 65%), trong đó có 22 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (trên 18%), 5 xã NTM kiểu mẫu (trên 4%); có 10 địa phương cấp huyện đạt chuẩn NTM (trên 58%).

Đến năm 2030, có từ 150 xã trở lên đạt chuẩn NTM (trên 82%), trong đó có từ 30 xã trở lên đạt chuẩn NTM nâng cao (trên 20%), từ 8 xã trở lên đạt NTM kiểu mẫu (trên 5%); có 12 địa phương cấp huyện đạt chuẩn NTM (trên 70%).

Có thể bạn quan tâm

Hướng đến thương hiệu khoai lang Phú Thiện

Hướng đến thương hiệu khoai lang Phú Thiện

(GLO)- Hợp tác xã (HTX) Nông sản an toàn Phú Thiện đang nỗ lực quy hoạch vùng sản xuất khoai lang Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP để xây dựng sản phẩm OCOP. Từ đó, HTX từng bước hình thành vùng nguyên liệu sản xuất an toàn, hướng đến xây dựng thương hiệu khoai lang Phú Thiện.

Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu

(GLO)-

Sáng 29-5, tại Nhà thi đấu huyện Ia Grai, Chi nhánh Công ty cổ phần Mascopex tại Gia Lai đã tổ chức sự kiện cộng đồng nhằm giới thiệu Dự án “Thúc đẩy ứng dụng phương thức sản xuất cà phê bền vững theo huớng giảm phát thải khí nhà kính trong vùng nguyên liệu của chi nhánh”.

“Cầu nối” phát triển nông nghiệp bền vững

“Cầu nối” phát triển nông nghiệp bền vững

(GLO)- Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) được thành lập theo Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 30-5-1994 của UBND tỉnh Gia Lai với nhiệm vụ làm “cầu nối” để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Trong 29 năm qua, Trung tâm luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững.

Ia Pa tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

Ia Pa tạo chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Vừa qua, UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị bàn về giải pháp đầu tư, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Với chính sách mở cửa thu hút đầu tư, huyện kỳ vọng sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế, xây dựng các chuỗi liên kết nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Gia Lai siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

Gia Lai siết chặt quản lý vật tư nông nghiệp

(GLO)- Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp hiệu quả, ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh Gia Lai đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nâng chất lượng rừng trồng

Nâng chất lượng rừng trồng

Mới đầu mùa hè nhưng các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện khắp cả nước đã về dưới mực nước chết. Lưu lượng nước trên các sông suối cũng thiếu hụt nghiêm trọng. Dự báo một mùa hè thiếu nước khốc liệt, kéo theo hàng loạt hệ lụy về môi sinh và dân sinh.
Cây dừa “bén đất” Kbang

Cây dừa “bén đất” Kbang

(GLO)- Để phát triển kinh tế, một số người dân ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai xuống Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) mua dừa giống về trồng. Trên vùng đất cao nguyên nắng gió, cây dừa sinh trưởng, phát triển tốt, đem lại thu nhập cao cho người trồng.

Đường giao thông nội ở xã Chư Gu thôn được bê tông hóa

Tổng vốn chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2023 trên 50,5 tỷ đồng

(GLO)- Theo thông tin từ UBND huyện Krông Pa, giai đoạn 2021-2023 tổng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 50,590 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương 35,742 tỷ đồng, ngân sách địa phương 4,818 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác 9,550 tỷ đồng, vốn huy động khác 480 triệu đồng.