Phấn đấu tỷ lệ sản phẩm nông-lâm-thủy sản chế biến sâu tăng 10%

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông-lâm-thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2023.

Theo đó, tỉnh phấn đấu trong năm 2023, tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thủy sản xếp loại A, B tăng 10% so với năm 2022; tỷ lệ cơ sở nhỏ lẻ ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn tăng 10% so với năm 2022; tỷ lệ mẫu thực phẩm nông-lâm-thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10% so với năm 2022; tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu tăng 10% so với năm 2022; diện tích trồng trọt, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn tăng 10% so với năm 2022; tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông-lâm-thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) tăng 10% so với năm 2022.

Bên cạnh đó, phấn đấu 100% văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm (có hiệu lực) được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh; 100% địa phương kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông-lâm sản và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp; tổ chức 1-2 lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông-lâm-thủy sản các cấp.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.