Ngành Nông nghiệp Gia Lai phấn đấu tổng giá trị nông-lâm-thủy sản đạt hơn 33.822 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 25-1, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên dự và chủ trì hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đoàn Ngọc Có cho biết: Năm 2021, ngành Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi, giá vật tư nông nghiệp tăng cao nhưng vẫn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Theo đó, giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản đạt 31.986,6 tỷ đồng (đạt 100,33% kế hoạch, tăng 5,97% so với cùng kỳ năm 2020). Tổng diện tích gieo trồng đạt 557.685 ha (đạt 101,32% kế hoạch, tăng 7.089 ha so với cùng kỳ năm ngoái); chuyển đổi 2.012 ha cây trồng trên các chân đất không phù hợp, thiếu nước tưới sang các loại cây trồng phù hợp hơn. Toàn tỉnh hiện có khoảng 227.176 ha cây trồng các loại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance, FLO (trong đó 46.307,5 ha có chứng nhận); 32.719 ha cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; tổng đàn trâu hơn 14.400 con, đàn bò 434.170 con, đàn heo 462.000 con, đàn gia cầm 4 triệu con; trồng được 8.013 rừng (đạt 100,17% kế hoạch); dự kiến có 13 xã và 28 làng đạt chuẩn nông thôn mới; có 67 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm đạt 3-4 sao, nâng tổng số sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh là 214 sản phẩm...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Lê Nam
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên phát biểu chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Lê Nam


Trong năm, do tác động của thiên tai, dịch bệnh, hơn 13.238 ha mì bị khảm lá vi rút; 393 ha mía bị bệnh trắng lá; hơn 1.240 ha hồ tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm. 20.710 con bò bị bệnh viêm da nổi cục (2.390 con chết, tiêu hủy); 1.106 con heo bị mắc bệnh dịch tả heo châu Phi, tiêu hủy 1.106 con với trọng lượng hơn 65 tấn. Ngoài ra, tình hình hạn hán gây thiệt hại khoảng 141,13 tỷ đồng (vụ Đông Xuân năm 2020-2021 thiệt hại là 443,99 ha, ước khoảng 4,13 tỷ đồng; vụ mùa thiệt hại là 18.395 ha, ước khoảng 137 tỷ đồng); mưa giông, lốc, sét, bão làm 4 người chết do sét đánh, 5 người bị thương; thiệt hại về tài sản ước tính 11,3 tỷ đồng.

Bước vào năm 2022, ngành Nông nghiệp và PTNT đặt ra một số mục tiêu phấn đấu, như: tổng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản đạt 33.822,5 tỷ đồng, tăng 5,74% so với năm 2021; tổng diện tích gieo trồng khoảng 555.715 ha; tổng sản lượng lương thực đạt 590.100 tấn; tổng đàn trâu 14.440 con, đàn bò 453.240 con, đàn heo 550.000 con; diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản 15.990 ha; bảo vệ 100% diện tích rừng tự nhiên hiện có; trồng rừng 8.000 ha; khoán quản lý bảo vệ rừng 145.000 ha; phấn đấu 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 92 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu 114 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kpă Thuyên biểu dương những kết quả ngành Nông nghiệp và PTNT đã đạt được. Năm 2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành Nông nghiệp, các cơ quan liên quan, các địa phương cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành với các tiêu chí và cách làm cụ thể, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị với quy mô lớn hơn phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển đổi tư duy phát triển nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; chuyển sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô lớn, sản xuất đa ngành, đa giá trị trong sản phẩm nông nghiệp; tập trung công tác chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong đầu tư, sản xuất ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi số trong nông nghiệp. Coi trọng ứng dụng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ cao, khuyến khích sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

Bên cạnh đó, phát triển lâm nghiệp đa chức năng, trồng rừng gỗ lớn, kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý bảo vệ rừng; hình thành các chuỗi liên kết do doanh nghiệp làm đầu chuỗi, gắn với cây dựng thương hiệu, nhẵn hiệu, truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng. Quan tâm chương trình xây dựng nông thôn mới có chiều sâu, có hiệu quả. Đồng thời, lập kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cao nguyên Kon Hà Nừng.
 

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

Gia Lai: Trao chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao

(GLO)- Chiều 8-5, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 803/QĐ-UBND ngày 28-12-2023 của UBND tỉnh về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023.

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

Người cao tuổi ở Ia Grai làm kinh tế giỏi

(GLO)- Huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) có gần 7.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó, 659 hội viên được công nhận là NCT làm kinh tế giỏi. Họ là lực lượng đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.