Nước mắt người mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đằng sau mỗi vụ án mạng luôn là câu chuyện xót xa của người ở lại. Ở đó có bóng dáng những người mẹ ngày ngày ngóng chờ con trong nước mắt.
Mặc dù trời mưa tầm tã nhưng bà Y Nhưng (trú tại thôn Đak Krăk, xã Hòa Bình, TP. Kon Tum) vẫn cùng chồng khoác áo mưa đi xe máy xuống TP. Pleiku để tham dự phiên tòa xét xử hung thủ giết con trai mình là A Bân (SN 2003). Suốt chặng đường hơn 50 km, bà não nề vì thương con, xót xa cho đứa cháu sớm chịu cảnh mồ côi cha. Cũng chính con đường này, cuối năm 2020, A Bân đã từ biệt cha mẹ để đi hái cà phê thuê ở Gia Lai rồi không về nữa.
A Bân là con trai lớn của bà Y Nhưng. Nghỉ học từ sớm, cậu bươn chải khắp nơi làm thuê kiếm sống, đỡ đần rất nhiều cho cuộc sống vốn khó khăn của gia đình. Năm 2018, A Bân lấy vợ rồi sinh con khiến áp lực mưu sinh càng nặng nề. Cuối năm 2020, A Bân theo thanh niên làng rong ruổi khắp nơi để hái cà phê thuê. “Nó bảo nay công hái cà phê được nhiều tiền nên muốn xa nhà một vài tháng để mua cho vợ con bộ quần áo mới đón Tết. Thấy nó siêng năng làm ăn, tôi vui lắm. Nào ngờ nó lại ra đi sớm quá, để lại đứa con mới hơn 2 tuổi. Một mình vợ nó nuôi con rất vất vả”-bà Y Nhưng nghẹn ngào.
Đó là ngày 22-12-2020, khi gia đình chị Nguyễn Thị Oanh (thôn 5, xã Đak Krong, huyện Đak Đoa) tổ chức liên hoan cho những người hái cà phê thuê sau mùa thu hoạch. Mọi người ăn uống vui vẻ bởi ai cũng nhận được một khoản tiền công mang về cho gia đình. Buổi tiệc hôm ấy có A Bân, A Wung (SN 1996, trú tại phường Quang Trung, TP. Kon Tum). Khi cả nhóm đã ngà ngà say, A Wung rót rượu bất cẩn đổ vào một người ngồi cạnh A Bân. Người này và A Wung liền có lời qua tiếng lại. Lúc này, A Bân đứng dậy đánh 1 cái trúng vào mặt A Wung thì được những người xung quanh can ngăn. Tuy nhiên, sau đó, cả 2 không kiềm chế được mà tiếp tục cãi cọ. Trong lúc bực tức, A Wung cầm 1 con dao đâm vào lưng A Bân khiến nạn nhân tử vong.
Bị cáo A Wung bị tuyên phạt mức án 17 năm tù. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Bị cáo A Wung bị tuyên phạt mức án 17 năm tù. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Tại phiên tòa xét xử bị cáo A Wung, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh cho chiếu lại những chứng cứ, khung cảnh hiện trường vụ án, vết thương của nạn nhân lên màn hình lớn. Thấy những hình ảnh đó, bà Y Nhưng không kìm nổi những giọt nước mắt và nấc lên thành tiếng. Bà gục đầu xuống bàn không dám nhìn và nghe những lời khai của hung thủ đã cướp đi sinh mạng con trai mình.
Ở bục khai báo, A Wung bày tỏ sự hối hận muộn màng khi cho rằng mình bị “ma men” dẫn lối. Vốn cùng nhóm từ tỉnh Kon Tum xuống Đak Đoa hái cà phê thuê nên A Wung, A Bân quen biết nhau và không hề có mâu thuẫn từ trước. Chỉ vì một chút rượu đổ lên người cùng những cái đầu nóng mà 1 người đã chết, 1 người phải trả giá. Bị cáo A Wung trình bày: “Dù được mọi người can ngăn nhưng lúc đó bị cáo cũng mất bình tĩnh nên mới chạy xuống bếp lấy dao đâm vào người A Bân”.
Đằng sau lưng A Wung, bà Y Dum cũng rũ rượi, mái tóc bạc che gần hết khuôn mặt. Bà thất thần nhìn con trai đang phải chịu sự trừng trị của pháp luật do tội lỗi gây ra. A Wung đã có vợ và 2 con nhưng nhà nghèo, không có tài sản đáng giá. Vì vậy, bà Y Dum phải gánh vác khoản bồi thường thiệt hại cho con trai. Bà bán đàn bò rồi vay mượn khắp nơi để đền cho gia đình của A Bân 80 triệu đồng. Ở cái tuổi gần 60, bà Y Dum còn không chắc mình sẽ đợi được ngày đón con trở về bên tổ ấm. Bởi vậy, trong khoảng thời gian nghị án, bà đã ôm con khóc rất nhiều. Bà cũng thương cho 2 đứa con nhỏ của A Wung lớn lên sẽ thiếu đi sự chăm sóc và tình thương của người cha.
Phiên tòa kết thúc, A Wung bị tuyên án 17 năm tù cho tội “Giết người”. Mức án thế nào, bà Y Nhưng cũng chỉ nhớ mang máng. Bởi dẫu A Wung có đi tù bao nhiêu năm thì con trai bà cũng không thể sống lại và nỗi đau mất mát trong lòng bà cũng không thể liền da.
LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

Ia Pa: Quán triệt nhiều văn bản quan trọng đến cán bộ chủ chốt toàn huyện

(GLO)- Ngày 8-5, Huyện ủy Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện nhằm học tập, quán triệt và tuyên truyền các văn bản quan trọng của Trung ương và Tỉnh ủy. Hội nghị diễn ra tại hội trường huyện, với sự tham dự đông đủ của đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các cấp.

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.