"Nóng” tình trạng phá rừng làm rẫy ở xã Hà Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Để có thêm đất sản xuất, một số đối tượng đã lén lút chặt phá cây rừng thuộc lâm phần giao cho Cộng đồng làng Kon Pơ Dam và UBND xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) quản lý.

Tại lô 14, khoảnh 8, tiểu khu 399, lâm phần do UBND xã Hà Đông quản lý có hàng trăm cây rừng có đường kính gốc từ 5 đến 20 cm, chiều dài thân từ 3 đến 10 m bị đốn hạ nằm ngổn ngang trên mặt đất. Cây rừng bị cưa, đốn hạ trái phép thuộc nhiều chủng loại khác nhau. Diện tích rừng bị phá này đối chiếu theo Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 23-8-2021 và Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 27-2-2024 của UBND tỉnh Gia Lai về phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và công bố hiện trạng rừng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai thì đây là rừng tự nhiên.

Tại lô 88 b và 88 d, khoảnh 3, tiểu khu 401 do Cộng đồng làng Kon Pơ Dam quản lý bị khai thác trái phép 0,27 ha rừng. Ảnh: T.D

Tại lô 88 b và 88 d, khoảnh 3, tiểu khu 401 do Cộng đồng làng Kon Pơ Dam quản lý bị khai thác trái phép 0,27 ha rừng. Ảnh: T.D

Tương tự, tại lô 88b và 88d, khoảnh 3, tiểu khu 401, thuộc lâm phần do Cộng đồng làng Kon Pơ Dam và UBND xã Hà Đông quản lý, hàng trăm cây rừng có đường kính gốc từ 4-15 cm, chiều dài thân từ 3 đến 8 m, chủng loại gồm: cầy, cám, bứa núi, dẻ trắng... cũng bị các đối tượng chặt hạ. Ở gốc cây bị hạ còn in dấu công cụ chặt phá là rìu, dao rựa.

Còn tại lô 100, khoảnh 3, tiểu khu 401 cũng có 0,68 ha cây rừng bị chặt hạ trái phép theo hình thức “cạo trọc” để làm rẫy. Khu vực này thuộc diện tích đất nông nghiệp do UBND tỉnh giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên quản lý.

Chủ tịch UBND xã Hà Đông Nguyễn Hồng Việt thông tin: Cuối tháng 3, qua tuần tra, lực lượng chức năng của xã đã phát hiện 3 vị trí rừng bị phá để làm rẫy tại tiểu khu 399 và 401. Tổng diện tích rừng bị chặt phá trái pháp luật khoảng 1,28 ha. Từ đầu năm 2024 đến nay, đây là vụ phá rừng trái phép đầu tiên xảy ra trên địa bàn xã.

“Do lâm phần quản lý rộng và liền kề với khu vực rẫy của người dân trong xã nên chúng tôi gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ. UBND xã đã triển khai nhiều đợt tuyên truyền, vận động người dân không được thực hiện các hành vi phá rừng làm rẫy, khai thác rừng trái phép nhưng do ý thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Ngoài ra, nhiều người cho rằng khu vực rừng đó trước kia đã từng đốt làm rẫy rồi chuyển sang nơi khác, nay quay lại làm chứ không phải xâm lấn rừng”-ông Việt nói.

UBND xã Hà Đông gặp khó trong công tác tuyên truyền vận động người dân phá rừng làm rẫy. Ảnh: T.D

UBND xã Hà Đông gặp khó trong công tác tuyên truyền vận động người dân phá rừng làm rẫy. Ảnh: T.D

Ngoài ra, ông Nguyễn Hồng Việt cho rằng: Thông tin UBND xã phát hiện sự việc mà không báo cáo cho cấp trên là không đúng sự thật. Ngay khi tổ tuần tra báo cáo việc phát hiện người dân phá rừng làm rẫy, chúng tôi có báo cáo bằng văn bản cho UBND huyện và thông báo cho các ngành chức năng liên quan. Thông tin 1 đồng chí cán bộ xã có liên quan tới phá rừng làm rẫy trên địa bàn cũng là không đúng. Qua kiểm tra, người này có phát cây cối tái sinh trong đất rẫy của mình để sắp tới trồng trọt chứ không phá rừng trái phép. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì lại có thông tin vu khống cán bộ đó trực tiếp và tiếp tay cho đối tượng xấu phá rừng trái phép. Lực lượng chức năng của huyện đã làm việc để xác minh, xử lý các đối tượng phá rừng tại 3 vị trí ở tiểu khu 399 và 401. Hiện lực lượng Công an đã xác định được 1 đối tượng liên quan và đang mở rộng điều tra, xác minh các đối tượng khác.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Sơn-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đak Đoa-cho biết: Sau khi nhận báo cáo của UBND xã Hà Đông, UBND huyện Đak Đoa đã giao Hạt Kiểm lâm và cơ quan chức năng của huyện kiểm tra, xác minh 3 vị trí rừng bị chặt phá trên địa bàn xã. Qua kiểm tra có 3 vị trí ở tiểu khu 399 và 401 thuộc lâm phần rừng tự nhiên giao Cộng đồng làng Kon Pơ Dam và UBND xã Hà Đông quản lý bị phá 0,6 ha, cùng 0,68 ha đất nông nghiệp quy hoạch lâm nghiệp giao Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên quản lý. Hạt Kiểm lâm đang phối hợp với Công an huyện tiếp tục củng cố hồ sơ, điều tra và xác minh đối tượng vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Phan Quốc Việt khai gì trong vụ móc nối với Công ty AIC?

Khi biết Công ty AIC đồng ý cho Công ty Gene Việt liên danh gói thầu giai đoạn 1 dự án thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, Phan Quốc Việt liền chỉ đạo giao lại Cty Việt Á đứng tên liên danh và thực hiện các thủ tục thay vì thấy công ty này chưa đủ năng lực.
17 nạn nhân cấp cứu tại các cơ sở y tế của tỉnh

17 nạn nhân cấp cứu tại các cơ sở y tế của tỉnh

(GLO)- Sáng 30-4, ông Lý Minh Thái-Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai kích hoạt "báo động đỏ" để tổ chức cấp cứu cho các nạn nhân vụ hai xe khách va chạm vào rạng sáng nay tại đường tránh Chư Sê và quốc lộ 25.