Nông sản Hàn Quốc vào VN nhiều nhờ ông Park Hang Seo và cô dâu Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nông sản, thực phẩm từ Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng nhờ hiệu ứng từ huấn luyện viên Park Hang Seo và rất nhiều cô dâu Việt đang sinh sống tại Hàn Quốc.
 
Thực phẩm chế biến từ các đặc sản huyện Uiseong, Hàn Quốc đang được giới thiệu tại Việt Nam. Ảnh: Trần Mạnh
Thông tin trên được ông Jung Jae Sub, Trưởng phòng Marketting Nông sản của huyện Uiseong, tỉnh Gyeongsang Bắc (Hàn Quốc) trong chương trình giới thiệu sản phẩm nông sản và ngày hội đoàn tụ gia đình đa văn hóa đang diễn ra tại Việt Nam.
Ông Jung Jae Sub cho biết, bên cạnh quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang rất tốt đẹp, việc ông Park Hang Seo thành công với đội tuyển bóng đá Việt Nam đã góp phần tạo nên sự ủng hộ của người Việt với thực phẩm Hàn Quốc trong thời gian qua. 
Đồng thời, cộng đồng các cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc cũng đóng góp rất lớn trong việc sản xuất và chế biến nông sản thực phẩm, cũng như tham gia quảng bá hình ảnh đất nước và sản phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam. 
"Năm 2018 chúng tôi dự kiến xuất khẩu sang Việt Nam khoảng 1 triệu USD nhưng cuối cùng đạt tới con số 1,5 triệu USD. Năm 2019 tốc độ tăng trưởng thậm chí còn tốt hơn nữa", ông ông Jung Jae Sub.
 
Ông Jung Jae Sub, Trưởng phòng Marketting Nông sản của huyện Uiseong, tỉnh Gyeongsang Bắc (Hàn Quốc) cho biết xuất khẩu thực phẩm của huyện sang Việt Nam tăng trưởng vượt kế hoạch. Ảnh: Trần Mạnh
Ông Lim Ju-seung - Phó Chủ tịch huyện Uiseong - cho biết địa phương này là nơi sản xuất ra rất nhiều nông sản đặc sản nổi tiếng của Hàn Quốc như táo, lê, tỏi, kim chi và các thực phẩm chế biến. 
Huyện này cũng là nơi có 150 cô dâu Việt Nam đang sinh sống và làm việc ngành nông nghiệp cùng gia đình Hàn Quốc. 
Các cô dâu Việt đang làm việc chăm chỉ cùng gia đình để tạo ra các loại trái cây và nông sản chất lượng cao cho địa phương và làm nguyên liệu chế biến các sản phẩm mà huyện Uiseong mang tới Việt Nam đợt này.
Ông Lim Ju-seung cũng cho biết, quảng bá sản phẩm của địa phương tại Việt Nam là một phần của chương trình năm nay. 
Một sự kiện quan trọng nữa mà huyện tổ chức là ngày hội gia đình đa văn hóa tại Việt Nam. Theo đó, huyện trích ngân sách để tài trợ cho 5 gia đình cô dâu người Việt tại Uiseong toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở để về Việt Nam thăm gia đình.
 
Chị Nguyễn Thị Loan (Cần Thơ), một trong 150 cô dâu Việt đang sống ở huyện Uiseong đọc bức thư gửi cho mẹ tại ngày hội gia đình đa văn hóa tại TP.HCM - Ảnh: TRẦN MẠNH
Phó Chủ tịch huyện Uiseong chia sẻ, hiểu được tâm tư của những phụ nữ Việt Nam lấy chồng xa xứ cùng với những đứa con của họ mong muốn được đoàn tụ với gia đình cha mẹ, ông bà tại Việt Nam, lãnh đạo huyện Uiseong đã tổ chức sự kiện này để gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các bậc cha mẹ VN đã tin tưởng gửi gắm con gái mình đến làm dâu xứ Hàn xa xôi.
"Đây là lần thứ 4 chúng tôi tổ chức sự kiện này và sẽ gia tăng số lượng gia đình tham gia và không chỉ ở Việt Nam mà còn ở Hàn Quốc. Sự kiện này chính là cầu nối giúp các gia đình cô dâu Việt gặp gỡ nhau, cùng trò chuyện, giao lưu về âm nhạc và trao đổi những nét văn hóa đặc sắc của mỗi quốc gia", ông Lim Ju-seung chia sẻ.
Trần Mạnh (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null